Phoi hợp, liên kết các lực lượng giáo dục khác đê giáo dục HS

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 32 - 38)

a) Phoi họp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường:

• Phối hợp và giúp đỡ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh hoạt động: GVCN lớp cần có kế hoạch phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS

Hồ Chí Minh đê tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện ở lớp. Mặt khác, GVCN phải giúp đỡ chi đoàn của lớp xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, cố vấn cho cán bộ Đoàn tổ chức các hoạt động giáo dục. Điều quan trọng là GVCN phải giúp đỡ tổ chức Đoàn chứ không áp đặt; phải tôn trọng tính độc lập, tự quản của tổ chức Đoàn. Việc can thiệp quá sâu của GVCN sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa chi đoàn với GVCN, ảnh hưởng đến kết quả giáo dục của lớp. Thực tế cho thấy, nếu GVCN quan tâm đến công tác của chi đoàn, thường xuyên kết hợp với chi đoàn để tố chức các hoạt động giáo dục của lớp thì hiệu quả giáo dục HS trong lớp được nhân lên gấp bội.

• Phối hợp với các GV bộ môn và giám thị phụ trách lớp:

Hiệu quả giáo dục của một lớp phụ thuộc chủ yếu vào năng lực, phẩm chất của GVCN, GV bộ môn và giám thị phụ trách lớp. Vì vậy, GVCN phải giữ vai trò hạt nhân trong sự phối hợp với các GV khác và giám thị, cùng thực hiện các tác động sư phạm tới HS và tập thê lớp. Sự phối hợp càng chặt chẽ, đồng bộ, đúng hướng thì hiệu quả giáo dục sẽ càng cao. Cụ thể như:

+ Thống nhất yêu cầu giáo dục đối vói HS. Sự thống nhất này sẽ định hướng chung cho các tác động sư phạm của GV, tạo ra được sức mạnh tổng hợp để vừa nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho HS, vừa nâng cao chất lượng giảng dạy - giáo dục của GV. Không nên hoạt động rời rạc, tùy tiện đế tránh việc phản tác dụng hoặc vô hiệu hóa tác động sư phạm

+ Dự giờ, quan sát HS trong học tập, sinh hoạt tập thể để kịp thời nắm được thái độ, tâm trạng, khả năng và những vấn đề của HS trong học tập, rèn luyện. Thường xuyên liên hệ với các GV bộ môn và giám thị đế trao đối, cập nhật tình hình, kết quả học tập, rèn luyện của từng HS và cả lớp.

+ Phản ánh với GV bộ môn và giám thị về nguyện vọng của tập thể lớp. Bàn bạc với GV bộ môn và giám thị về những HS có khó khăn như: hoàn cảnh gia đình không thuận lợi, tâm trạng bất an, sức khỏe yếu, ý thức kỷ luật kém. Lắng nghe ý kiến của GV bộ môn và giám thị để cùng hỗ trợ, phối hợp tác động tới từng HS cũng như tập thể lớp.

+ Vận động, thu hút các GV bộ môn cùng tham gia các hoạt động của lớp có liên quan đến môn học nhằm kích thích và tạo thuận lợi cho các em hoạt động, học tập có hiệu quả.

• Phối hợp với lãnh đạo nhà trường:

GVCN là người thừa lệnh Hiệu trưởng, thay mặt nhà trường để tổ chức, quản lý, giáo dục, đánh giá HS của lóp. Do đó, GVCN phải:

+ Dựa vào kế hoạch chung của trường và tình hình, đặc điểm riêng của lóp đê xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp giáo dục cụ thẻ cho HS của lớp mình chủ nhiệm.

+ Thường xuyên báo cáo tình hình lớp, kết quả giáo dục, nguyện vọng của tập thể lớp, ý kiến đề xuất của GVCN với lãnh đạo nhà trường. Ví dụ, GVCN đề nghị nhà trường về việc khen thưởng hay kỷ luật HS, đề xuất nội dung, hình thức, phương tiện hoạt động của lớp chủ nhiệm.

• GVCN cũng nên phối hợp với các lực lượng khác của trường như: bảo vệ, y tế, thư viện, học vụ, ... đê tìm hiểu, giáo dục HS. Sự quan tâm giáo dục HS trên tinh thần trách nhiệm chung vì sự nghiệp giáo dục và sự mẫu mực trong ứng xử đối với HS của các lực lượng này cũng rất quan trọng, góp phần thuận lợi cho GVCN nói riêng, nhà trường nói chung, phối hợp giáo dục HS đạt hiệu quả.

Sự kết hợp của GVCN với các lực lượng trong trường đê giáo dục HS còn thế hiện khi đánh giá kết quả giáo dục toàn diện của lớp. Khi đó, GVCN phải lấy ý kiến của GV bộ môn, giám thị phụ trách lớp và cán bộ phụ trách công tác Đoàn của trường. Vì những ý kiến này liên quan trực tiếp đến việc đánh giá kết quả học tập, rèn luyện thể chất, tu dưỡng đạo đức của HS.

Tóm lại, GVCN phải là người tố chức, liên kết các hoạt động giáo dục và thống nhất đánh giá HS trong tập thế sư phạm cùng phụ trách lớp.

b) Liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường:

Kết quả giáo dục HS không chỉ phụ thuộc vào sự thống nhất tác động sư phạm của các lực lượng giáo dục trong nhà trường, mà còn phụ thuộc vào sự thống nhất tác động giáo dục của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường, trước hết là ở gia đình.

• GVCN thực hiện hên kết với gia đình:

Gia đình là môi trường giáo dục, lực lượng giáo dục đầu tiên, ảnh hưởng một cách sâu sắc đến đứa trẻ (nhất là từ cha mẹ). Vì vậy, giáo dục gia đình là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp giáo dục trẻ em. Nhưng giáo dục gia đình vốn có những đặc trimg riêng, nên hên kết giữa nhà trường và gia đình phải đảm bảo được tính thống nhất, toàn vẹn cúa quá trình giáo dục, khi đó giáo dục gia đình mới phát huy được ảnh hưởng và cùng nhà trường giáo dục HS có hiệu quả. Chính GVCN là người thay mặt nhà trường thực hiện sự hên kết này.

Trước hết, GVCN phải giúp cha mẹ HS (CMHS) hiểu rõ chủ trương, kế hoạch giáo dục của trường và kế hoạch, mục tiêu phấn đấu của lớp. Từ đó GVCN mới thống nhất vói gia đình về yêu cầu, nội dung, biện pháp, hình thức giáo dục. GVCN cũng có thể đề nghị gia đình tạo mọi điều kiện cần thiết đê HS học tập, rèn luyện ở nhà theo mục tiêu giáo dục của nhà trường.

+ Nội dung liên kết giữa GVCN với gia đình HS:

- GVCN cần thông báo định kỳ cho gia đình biết kết quả học tập, rèn luyện của HS. Ngược lại, gia đình cũng thông tin kịp thòi cho GVCN biết về thái độ học tập, sinh hoạt, ứng xử của HS ở gia đình và cộng đồng dân cư. Điều này giúp cho GVCN và gia đình hiểu rõ các em đẻ có biện pháp tác động phù hợp, kịp thời: động viên khuyến khích khi các em đạt kết quả tốt, có hành vi tốt và nhắc nhở, uốn nắn khi các em có những biêu hiện tiêu cực.

- GVCN nên tư vấn cho gia đình về kiến thức tâm lý, giáo dục để cùng nhà trường giáo dục HS cho hiệu quả.

- GVCN và CMHS còn phải thường xuyên tự điều chỉnh và hoàn thiện việc liên kết giáo dục.

+ Các nội dung trên được thực hiện bằng nhiều cách như.

- Hợp CMHS theo định kỳ là hình thức chủ yếu và quan trọng nhất, thường thực hiện vào đầu năm, cuối học kỳ 1 và cuối năm học. Khi tham dự cuộc họp, CMHS mới dễ nắm đầy đủ chủ trương, kế hoạch của trường, của lớp, thông tin chi tiết về quá trình học tập, rèn luyện của HS, đồng thời trực tiếp thảo luận, góp ý để thống nhất biện pháp giáo dục nhằm đạt mục đích giáo dục.

- GVCN liên lạc với CMHS qua điện thoại. Đây là phương tiện nhanh và trực tiếp nhất, cần tận dụng. GVCN cũng có thể trao đổi với

- Qua sổ liên lạc giữa nhà trường và gia đình (thường dùng). - Qua Ban đại diện CMHS hay cán bộ lớp (nên hạn chế). - GVCN có thể mời CMHS đến trường để trao đổi trực tiếp về việc giáo dục HS (nhưng không được lạm dụng cách này, chỉ dùng trong trường hựp đặc biệt, khẩn cấp).

- Ngoài ra, GVCN nên đến thăm gia đình HS.

• Liên kết với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội:

Thực chất đây là sự liên kết giáo dục giữa nhà trường với xã hội. Các lực lượng xã hội bao gồm: các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức kinh tế, các đoàn thể quần chúng, các cơ quan chức năng, ...

Việc liên kết giáo dục cần hướng vào các nội dung sau:

+ Bảo vệ an ninh, trật tự của địa phương quanh nhà trường.

+ Tố chức việc học tập, rèn luyện, vui chơi, công tác xã hội nhằm hỉnh thành nhân cách HS.

+ Hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường, cải thiện đời sống cho GV, tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục HS của lớp.

GVCN tổ chức việc liên kết giáo dục với xã hội (qua các cơ quan công an, cảnh sát giao thông, đơn vị bộ đội, cơ sở sản xuất, các đoàn thế, ...) bằng nhiều hình thức như: kết nghĩa, đỡ đầu, bảo trợ, tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục HS. Trên cơ sở đó, GVCN phối hợp với các lực lượng liên quan đế tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về các chủ đề như: bảo vệ môi trường, giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, an toàn giao thông, phòng chống bạo lực học đường, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống tham nhũng và lãng phí, chủ quyền biển

giao lưu với các đơn vị kết nghĩa. Đặc biệt là hưởng ứng các hoạt động giáo dục HS trong hè do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động (như các chiến dịch Hoa phượng đỏ, Mùa hè xanh, Kỳ nghỉ hồng, ...).

Đế liên kết giáo dục có hiệu quả, GVCN cần lựa chọn và xây dựng một mạng lưới cộng tác viên gồm CMHS, các nhà hoạt động chính trị xã hội, các đoàn thể, các cơ quan chức năng, các tổ chức kinh tế - xã hội. Điều quan trọng là GVCN phải đi sâu tìm hiểu, phát hiện trong đội ngũ các thành phần đó để tìm ra những người có uy tín, có năng lực hoạt động trong các mặt giáo dục, đề nghị họ cộng tác, giúp đỡ nhà trường.

Yêu cầu đối với mạng lưới cộng tác viên là:

+ Thường xuyên trao đổi thông tin có hên quan với GVCN.

+ Nhiệt tình cộng tác với GVCN tố chức các hoạt động giáo dục HS, tích cực vận động các lực lượng xã hội cùng tham gia.

+ Mỗi thành viên trong các lực lượng xã hội tham gia công tác giáo dục HS trước hết phải là tấm gương cho các em. Đó là những tấm gương cần cù, tận tụy trong lao động và công tác, nhân ái, vị tha và văn minh trong quan hệ ứng xử. Những tấm gương sống động, trong sáng, đẹp đẽ đó sẽ truyền cảm mạnh mẽ và có tác dụng tích cực trong việc hình thành nhân cách của HS.

Tóm lại, sự phát triến văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật cùng với sự đổi mới, hội nhập của đất nước ta hiện nay đã tạo ra nhiều tiềm năng giáo dục to lớn trong các lực lượng xã hội (các nhà cách mạng lão thành, cựu chiến binh, văn nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp). Những lực lượng này nếu được nhà trường nói chung, các GVCN nói riêng, tập họp, tổ chức, động viên, phối hợp hoạt động cùng với sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ của Đảng bộ và chính quyền địa phương, sẽ có nhiều đóng góp đáng kể vào việc nâng cao chất lượng giáo dục HS của lóp chủ nhiệm, cũng như của nhà trường.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w