Thực trạng quản lý công tác bổi dưỡng đội ngũ GVCN và chọn lựa, bo trí GVlàm công tác chủ nhiệm lớp

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 53 - 55)

8 CMHS trực tiếp đến nhà GVCN.

2.4.1. Thực trạng quản lý công tác bổi dưỡng đội ngũ GVCN và chọn lựa, bo trí GVlàm công tác chủ nhiệm lớp

lựa, bo trí GVlàm công tác chủ nhiệm lớp

a) về công tác bồi dưõng đội ngũ GVCN:

Các CBQL ở trường THPT cũng biết được sự cần thiết của việc bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao nhận thức về công tác chủ nhiệm lớp cho

GVCN. Do đó, một số trường đã có sự quan tâm tổ chức bồi dưỡng nhiều hơn, phương pháp bồi dưỡng đa dạng hơn, nội dung bồi dưỡng thiết thực hơn. Nhiều trường còn tích cực cử cán bộ, GV tham dự các lớp bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp do Trường CBQL GD&ĐT II hoặc các Vụ trực thuộc Bộ GD&ĐT tổ chức.

Tuy nhiên, do có những khó khăn về chế độ, thời gian, tài liệu, con người, ... nên hiệu quả bồi dưỡng vẫn còn nhiều hạn chế. Có những phương pháp sinh động, thu hút và có những nội dung mang tính cấp thiết, bắt kịp thực tiễn, giúp đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục HS, nhưng lại chưa được các trường quan tâm đúng mức và thực hiện đồng bộ. Ngoài ra, một số GVCN trẻ còn ít kinh nghiệm thì chưa được bồi dưỡng đầy đủ, chu đáo, một số GVCN nhiều tuổi thì e ngại những cái mới, hiện đại. Đây cũng là một hạn chế cần lưu ý.

Các thăm dò cũng cho thấy: hơn 80 % GVCN muốn được bồi dưỡng về những vấn đề gắn liền với công tác chủ nhiệm lớp. Được đề nghị nhiều nhất là những chuyên đề: “Các nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức cho HS”, “Giáo dục kỹ năng sống cho HS thông qua các bài giảng và các hoạt động tập thể”, “ứng xử sư phạm và cách xử lý các tình huống giáo dục thường gặp”, “Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm như thế nào cho tốt”, “Làm sao để các hoạt động giáo dục hướng nghiệp và hoạt động giáo dục NGLL cho HS thực sự lôi cuốn và bổ ích”.

b) về việc chọn lựa, bổ trí GVỈàm công tác chủ nhiệm lớp:

Hiện nay, hầu hết CBQL ở các trường được khảo sát chưa chú ý gắn việc tổ chức, bố trí đội ngũ GVCN với các mục tiêu chiến lược của đơn vị. Điều này thể hiện rất rõ qua việc phân công GVCN chủ yếu là để cân đối tổng số tiết dạy và kiêm nhiệm, sao cho mọi GV không thừa/thiếu giờ nhiều. Nhờ vậy mà tránh được sự so bì, mất đoàn kết nội bộ trong nhà trường và còn hạn

chế được số tiền thừa giờ phải chi trả cho GV. Có CBQL còn phân biệt môn chính, môn phụ và cho rằng GV dạy môn phụ (ít tiết/lớp) thì không thể nào làm công tác chủ nhiệm lớp tốt được. Chúng tôi cho rằng cách nghĩ, cách làm như vậy chẳng những không khoa học mà còn không đảm bảo được mục tiêu giáo dục, vì đã không coi trọng đúng mức chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục, cũng như quyền lợi chính đáng của HS, vốn là những điều cốt lõi mà một cơ sở giáo dục luôn phải hướng đến.

Một phần của tài liệu Một so giải pháp quản ỉỷ công tác chủ nhiệm lớp ở tnrờng trung học phô thông quận 8, thành pho hồ chỉ minh (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w