HỆ THỐNG LÀM SẠCH VÀ RỬA KÉT

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 171 - 174)

Q OGR =P OGR H

10.8. HỆ THỐNG LÀM SẠCH VÀ RỬA KÉT

Vận chuyển dầu và các sản phẩm dầu mỏ trên các tàu, gắn liền với việc làm sạch và rửa định kỳ các két hàng. Chúng được tiến hành khi chuẩn bị cho tàu vào sửa chữa và thay đổi loại hàng mà tàu chuyên chở.

Khi đưa tàu vào sửa chữa thì chú ý nhất là việc bảo đảm an toàn về cháy, vì rằng trong phần lớn các trường hợp sửa chữa liên quan đến việc sử dụng ngọn lửa hở (điện hàn,v.v.). Nguy hiểm nhất là các cặn hàng loại I và II. Cần thiết phải thải hoàn toàn các cặn sản phẩm dầu ra khỏi các két và xử lý bề mặt của chúng sao cho loại bỏ khả năng xuất hiện các nồng độ nguy hiểm của các hy-đờ-rô các-bon dạng khí ở trong không khí. Nồng độ cho phép của hơi các sản phẩm dầu trong không khí không được vượt quá 0,1 giới hạn dưới của tính nổ.

Khi thay loại hàng, cần phải xử lý sạch bề mặt trong két được thực hiện theo yêu cầu của Qui phạm.

Các cặn trong các két khác với dầu và sản phẩm dầu ban đầu về độ nhớt và trọng lượng riêng lớn hơn đáng kể, về lượng tạp chất kim loại và nước tăng cao.

Trên các tàu dầu biển, làm sạch và rửa két được tiến hành thường bằng các phương tiện bản thân, tức là độc lập.

Các tàu sông, theo nguyên tắc, không có trang bị đặc biệt để làm sạch và rửa các két hàng độc lập. Ở chúng chỉ có các ống cổ ngỗng boong đường kính 350  400 mm để nối với các máy rửa chuyên dùng vào các két. Tất cả các công việc hút sach và rửa các két của tàu dầu sông được thực hiện nhờ các trạm rửa nổi. Các thiết bị này có những nét cơ bản là:

Thu dọn, các cặn mà không được bơm thải đi bằng các hệ thống hút và vét hàng, có thể thực hiện bằng các bơm phụt di động hạ xuống két . Nước công tác được đưa đến nó theo các ống mềm cứu hỏa dưới áp suất 6  7 kG/cm2. Nước được xả vào các bể lắng cặn qua bơm phụt.

Người ta rửa két bằng nước nóng có thêm (hoặc không có thêm) dầu hỏa hoặc các chất rửa, được hòa tan vào nước nóng.

Hình 10.8. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống rửa két bằng súng phun.

Trước kia, rửa tàu được thực hiện nhờ các vòi rồng cứu hỏa. Hiện nay, để làm việc này, người ta dùng các máy rửa (súng phun nước). Sự chuyển dịch của dòng chất lỏng rửa ở chúng đạt được bằng cách quay các đầu có vòi phun xung quanh hai trục vuông góc với nhau. Các súng phun nước, về nguyên tắc, được quay nhờ tuốc-bin nhỏ do cấp một phần hoặc tất cả dung dịch rửa. Hình 10.8 đưa ra sơ đồ thiết bị máy rửa ở két.

Dùng làm phương tiện rửa để xử lý các két của các tàu dầu, người ta dùng các chất hòa tan và các chất nhũ tương.

Trong số các dung môi được dùng phổ biến, có dầu hỏa được thêm nước nóng vào ở 0,5  1% nhờ thiết bị phối liệu đặt trên ống hút của bơm cấp nước cho máy rửa. Việc rửa nhờ điều chế như vậy nổi bật ở điểm là công nghệ đơn giản, tuy nhiên chất lượng rửa không đủ cao, vì các cặn đang được thải ra khỏi các két ngậm nước mạnh 40  50%.

Trên cơ sở sử dụng nhũ tương như là thành phần rửa, gọi là phương pháp nhũ tương. Do kết quả tác dụng nhiệt, cơ và lý hóa của dung môi rửa lên các cặn sản phẩm dầu nên đã tạo thành chất nhũ tương linh động, kém bền vững. Quan trọng là làm sao để tính ổn định của nhũ tương trong thời gian kết hợp đúng với công nghệ rửa, tức là sự phân rã ngược lại của nó với các sản phẩm dầu và nước phải diễn ra khi lắng đọng.

Để thải các gỉ, chất bẩn và chất lỏng còn ở đáy sau khi rửa két và để chuyển chúng khỏi két, các trạm nổi được trang bị thiết bị vận chuyển băng tải dùng khí nén. Nó là bơm phụt hơi có các óng hút mềm được trang bị các miệng có khe hở , qua đó các gỉ và chất bẩn được hút vào. Hỗn hợp tạo thành được chuyển đến thùng chứa nằm ở trên trạm.

Trong khai thác còn có trạm làm sạch, nó làm việc cùng với thiết bị làm nghiêng dạng hình tháp bao gồm hai khu và được dùng để nâng (nghiêng) và để đốt nóng từ phía đáy xà-lan trọng tải đến 12.000T. Tất cả máy móc của trạm được điện khí hóa. Nguồn điện được lấy từ bờ, trạm được trang bị:

Thiết bị nồi hơi

Thiết bị bơm nước để cấp dung dịch rửa cho các máy.

Các thiết bị để chuyển các cặn dầu (có hai ống hút) và các sản phẩm rửa.

Thiết bị làm lạnh và cấp khí trơ vào các khoang của tàu đang được xử lý cũng như vào các khoang của thân trạm khi làm việc với các khoang hàng loại I.

Thiết bị máy nén để cấp khí nén để quét thổi cầu phao của máy nghiêng khi nổi lên. Bàn tập trung điều khiển từ xa các thiết bị bơm.

Các bể lắng có bậc để xử lý các sản phẩm rửa theo chu trình kín.

Các thiết bị nâng để cơ khí hóa việc đưa các ốg mềm, miệng hút và các thiết bị di động.

Thiết bị băng tải bằng khí nén để thải gỉ khỏi tàu đã được rửa.

Trạm làm việc bến bờ, nhờ đó có khả năng chuyển các cặn dầu mỏ, được thải ra từ tàu, lên bể chứa của cơ sở dầu.

Công việc hút sạch và rửa các két hàng liên quan đến việc chi phí đáng kể các phương tiện. Để giảm thời gian đỗ của tàu dầu và giảm chi phí cho việc bảo quản các trạm làm sạch và rửa, cần thiết phải hoàn thiện các phương pháp làm sạch và rửa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tiêu chuẩn Việt nam TCVN : 6259 (2003), Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, Đăng kiểm Việt nam, Hà nội Việt nam.

2. Tiêu chuẩn Việt nam TCVN : 4801 (2001), Qui phạm phân cấp và đóng tàu sông,

Đăng kiểm Việt nam, Hà nội Việt nam.

3. A.B. A-lếch-xan-đrôp (1962), Hệ thống tàu thủy, NXB Đóng tàu Lê-nin-grát.

4. A.B. A-lếch-xan-đrôp (1966), Hệ thống tàu thủy, NXB Đóng tàu Lê-nin-grát.

5. A.D. Altsul (1964), Sức cản thủy lực trong đường ống, NXB Xây dựng Mát-xcơ-

va.

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 171 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)