a- bố trí theo nguyên tắc tập trung; b bố trí theo nguyên tắc phân nhóm,
5.2.1. Các yêu cầu đối với hệ thống cứu hỏa bằng nước.
Hệ thống dập tắt bằng nước được dùng để dập lửa trong các hầm hàng của tàu hàng khô, trong buồng máy, phòng ở, các buồng phục vụ và công cộng, trên các phần mở của boong, sàn, buồng lái và kiến trúc thượng tầng. Ngoài ra, nó có thể được sử dụng để cấp nước tới các thiết bị tạo bọt và hệ thống rửa boong, các buồng, các thiết bị, v.v.
Không nên áp dụng hệ thống dập tắt bằng nước cho cháy dầu hoặc cháy các sản phẩm dầu mỏ, vì các phần tử của chúng có thể bị bắn tóe ra do dòng nước, điều đó tạo khả năng lan rộng đám cháy. Cũng không được dùng các dòng nước mạnh để dập các đám cháy điện, sơn và phẩm.
Các đường ống hút của các bơm thường được nối với các hộp nước mạn (bể nước cứu hỏa) hoặc van thông biển của buồng máy. Hơn nữa, bơm cứu hỏa phải có khả năng lấy nước từ không ít hơn 2 chỗ.
Theo qui định của Qui phạm, tổng lưu lượng của các bơm cứu hỏa phải đủ để 15 số lượng các họng cứu hỏa đặt trên tàu hoạt động cùng một lúc, nhưng không nhỏ hơn 3, còn đối với các tàu có công suất động cơ chính dưới 300 cv - số họng này không nhỏ hơn 2.
Các thiết bị dập tắt bằng không khí - bọt với lưu lượng nước của một vòi rồng không khí-bọt không ít hơn 7 l/s. Khi đồng thời dùng nước cho các yêu cầu khác thì nâng lưu lượng của bơm cứu hỏa lên một cách thích hợp.
rồng phải không nhỏ hơn 10 m trên kiến trúc thượng tầng cao nhất khi hoạt động đồng thời số vòi rồng cần thiết và các tiêu thụ khác nữa.
Áp suất trong mạng cứu hỏa thường vào khoảng 3,5 6,5 kG/cm2, nhưng không lớn hơn 7 kG/cm2, vì điều đó có thể dẫn đến vỡ các ống mềm cứu hỏa.
Đầu của vòi rồng được trang bị một chụp đặc biệt (miệng phun, súng phun) được lắp bằng ren.
Các họng cứu hỏa trên tàu được bố trí sao cho bảo đảm cấp đồng thời đến một chỗ bất kỳ ít nhất hai dòng nước từ vòi rồng. Chúng phải được đặt: trên boong - ở lối ra; trong khu vực thượng tầng - ở các hành lang và các phòng nghỉ, ở độ cao không quá 1,35 m cách sàn và ở trong các buồng máy.
Đường ống chính của hệ thống cứu hỏa gồm có hai dạng: hệ thống mạch kín và hệ thống mạch hở.
Ưu điểm của hệ thống mạch kín là có thể ngắt riêng từng đoạn ống nhờ các van khi chúng bị hỏng mà không ảnh hưởng đến sự làm việc của hệ thống, do đó hệ thống này được sử dụng linh hoạt hơn đồng thời nó đảm bảo được sức sống lớn nhất của hệ thống, đặc biệt nó được sử dụng rộng rãi trên các tàu khách. Nhược điểm của hệ thống này là tốn nhiều đường ống hơn hệ thống mạch hở, trọng lượng lớn hơn và chiếm nhiều diện tích, thể tích khoang hơn.