KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 144)

Q OGR =P OGR H

9.1. KHÁI NIỆM CHUNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH

Khi nhiệt độ của môi trường xung quanh cao thì phần lớn các thực phẩm (thịt, cá, trứng, rau, quả và v.v.) nhanh bị hư hỏng. Những thực phẩm như thế gọi là mau hỏng.

Các thực phẩm bị hỏng do sự phân hủy của các thành phần của chúng (hydrat các-bon, p-rô-tít, mỡ), sự phân hủy lại được tạo điều kiện do vi khuẩn và nấm mốc ở môi trường xung quanh cũng như ở trên bề mặt và trong lòng thực phẩm.

Để thực phẩm tránh bị thiu, người ta sử dụng tác dụng của bảo quản lạnh, mà thực chất của vấn đề là ở chỗ, ở nhiệt độ thấp, vi khuẩn và các nấm mốc làm chậm lại sự hoạt động của chúng và hầu như không sinh sôi nữa.

Lạnh trên tàu được tạo ra do các máy lạnh. Chúng được trang bị cho tất cả các tàu đông lạnh.

Ngoài các tàu đông lạnh, lạnh còn được sử dụng trên các tàu khác, đặc biệt là tàu khách, khi dự trữ thực phẩm cho thủy thủ và hành khách trong các khoang thực phẩm, các tủ và để làm nước đá (trên một số tàu). Để làm điều này, người ta sử dụng các thiết bị nhỏ hơn (kiểu tàu đặc biệt hoặc thương nghiệp) và các tủ lạnh sinh hoạt.

Các máy lạnh cũng được dùng trong các thiết bị điều hòa không khí.

Máy lạnh và hệ thống lạnh cùng nhau tạo thành thiết bị lạnh. Đôi khi tổ hợp này được gọi là hệ thống làm lạnh.

Chất lượng các thực phẩm mau hỏng và thời gian bảo quản cho phép của chúng phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm tương đối và tần số thay đổi không khí của buồng. Chỉ tiêu nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí cũng như số lần thay đổi yêu cầu của nó đối với các buồng lạnh dưới tàu được đưa ra ở dạng bảng của Qui phạm.

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)