Tính toán đường kính của ống

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 63 - 64)

a- bố trí theo nguyên tắc tập trung; b bố trí theo nguyên tắc phân nhóm,

4.3.3.Tính toán đường kính của ống

Đường kính trong của các nhánh ống hút của hệ thống ống ballast cho các két riêng, được tính theo công thức:

,V V . 18 d 3 K  mm. (4.5) trong đó: VK - là thể tích két chứa nước dằn, m3.

Đường kính được lấy cuối cùng của ống nhánh không được lấy nhỏ hơn đường kính tính theo công thức (4.5). Khi xác định nó cũng có thể dùng bảng đã cho trong Qui phạm.

Khi tính lưu lượng bơm, cần phải sử dụng công thức: , v . d . 2826 Q 2 m3/g. (4.6)

ở đây: d - đường kính trong của ống, m. v - vận tốc dòng trong ống, m/s.

Cột áp các bơm nước dằn lấy từ 10  20 m.c.n. Theo lưu lượng tính được và cột áp đã lấy, người ta chọn được bơm ballast.

Sau đó, người ta xác định sức cản trên đường ống hút của bơm khi hút nước ra từ két xa nhất. Về nguyên tắc, nó không khác với tính toán đường ống hút của hệ thống hút khô. Mục đích tất nhiên của việc tính toán là xây dựng đặc tính đường ống và đưa nó lên đặc tính bơm [H]ch.f = f(Q), ([H]ch.f - cột áp chân không cho phép). Theo đồ thị, người ta tìm được lưu lượng thực tế mà bơm tạo ra khi làm việc mà với đường ống đã cho như thế nào. Trong trường hợp cần thiết người ta tăng các đường kính ống và tính toán lại.

Thời gian yêu cầu để hút khô các két ballast:

Q VC

OC 

 . (4.7)

trong đó: VC - tổng dung tích của các két dằn.

Thường thời gian hút khô các két dằn của các tàu hàng không quá (5  6)g. Nó còn phải tương xứng với thời gian bốc dỡ hàng. Trên các tàu dầu, ví dụ, nó gần bằng thời gian hút tải chính.

Hệ thống nước dằn cần phải có ít nhất một bơm phục vụ. Để bơm, có thể sử dụng bơm có chức năng chung toàn tàu có đủ lưu lượng, trong số đó có bơm cứu hỏa và hút khô. Nếu các khoang dằn được dự tính cả cho việc giữ nhiên liệu lỏng, thì không được phép sử dụng bơm cứu hỏa làm bơm dằn.

Đường ống dằn có thể được đặt ở khoảng giữa hai đáy (đáy đôi) cũng như trên mặt đáy thứ hai. Ở trường hợp thứ hai, nó phải được bảo vệ khỏi khả năng có hại cho hàng hoá.

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 63 - 64)