Hệ thống làm hàng của những tàu cỡ trung và lớn

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 158 - 160)

Q OGR =P OGR H

10.3.2. Hệ thống làm hàng của những tàu cỡ trung và lớn

Trên hình vẽ, các van chêm được đặt ở phần dưới của các vách ngang và dọc (các hình vuông có gạch chéo). Các chỉ số 1  6 ký hiệu các két chính, còn các chỉ số 7  10 là các két mạn. Trên tàu bố trí hai bơm hút 12, 13 và một bơm vét 11.

Khi rót hàng, thường không sử dụng các phương tiện của bản thân tàu, mà sử dụng các bơm của tàu được dỡ hàng qua đường ống mềm. Bơm hàng vào được tiến hành ở các khoang giữa 3 và 4 theo các đường ống Dy400.

Bơm hàng ra được thực hiện bằng các bơm hút 12 và 13 theo đường ống Dy200, chúng hút hàng từ các khoang phía lái 5 và 6 qua các ống hút ngắn. Ở hệ thống làm hàng như thế này có thể chuyên chở một loại hàng dầu trong một chuyến.

Để vét hàng ra, người ta dùng bơm vét 11. Đường kính ống chính Dy150, còn các ống nhánh của nó đường kính Dy100. Ở phía sau của mỗi khoang, trong khoảng không gian của đáy đôi, người ta bố trí các giếng lắng đặc biệt để dìm sâu các miệng hút của hệ thống vét. Việc vét hàng đạt được cho đến khi hầu như khoang hàng khô hoàn toàn.

Hình 10.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống bốc rót hàng trên tàu dầu

Hình 10.3. Sơ đồ mguyên lý của hệ thống làm hàng (hút và vét)

1 - bơm của hệ vét; 2 - bơm của hệ hút; 3 - đường ống của hệ vét; 4 - đường ống của hệ hút;

5 - miệng lắp ống mềm; 6 - ống mềm; 7 -van chặn Clinket; 8 - đường ống chính trên mặt boong; 9 - phin lọc; 10 - ống thẳng đứng nhận dầu; 11 - giếng lắng của hệ hút; 12 - giếng

lắng của hệ vét.

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 158 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)