a- với sự tạo bọt bên trong; b với sự tạo bọt bên ngoà
6.3.1.1. Các yêu cầu cơ bản của hệ thống nước nhà vệ sinh vàn ước thả
Ở các hệ thống nước phốt - thải kín thì nước thải và các chất bẩn được dẫn vào các két nước phốt (thải), từ đó chúng được bơm chuyển vào các bể chứa trên bờ hoặc bến nổi để chứa nước phốt và thải.
Để thay cho việc dùng một hệ thống tập trung, có thể lắp đặt đường ống nước phốt riêng biệt với đường ống nước thải sinh hoạt. Trong các trường hợp như vậy, nước vào các bể nước phốt bao gồm cả dòng nước từ các nhà vệ sinh riêng và công cộng, phòng giặt và cả từ chỗ rửa mặt của phòng bệnh xá của tàu, phòng cách ly và buồng an dưỡng. Vào két nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà tắm, chỗ rửa mặt, phòng rửa, bar, nhà ăn, căng-tin và bếp.
Các bể phốt được làm kín, có hệ thống bên ngoài của tổ hợp, với các kết cấu kín để chỉ báo mức độ đầy của chúng. Đáy các két cần phải nghiêng và có nút để xả cạn hoàn toàn các chất chứa trong đó. Mặt bên trong của các két được sơn bằng sơn chịu a-xít.
Các bể nước phốt và nước thải phải được bố trí ở xa những buồng ở và buồng phục vụ, vị trí điều khiển và nguồn nhiệt. Để rửa bên trong, chúng được trang bị các ống đục lỗ và các thiết bị phụ tùng khác mà nước được đưa vào chúng từ đường ống nước mạn hoặc từ đường ống chính của hệ thống cứu hoả.
Nước từ nhà vệ sinh và nước thải từ các buồng vệ sinh đi vào các két là dòng tự chảy, còn thải chúng ra khỏi đó nhờ bơm hoặc bơm phụt theo các ống kết thúc trên boong của cả hai mạn ở các đầu đặc biệt phục vụ cho việc nối với các thiết bị hút bờ hoặc các trạm nổi. Các đường ống hút phải được nối ở bộ phận thấp nhất của két ở cách đáy 30 40 mm.
Hình 6.6. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống nước nhà vệ sinh - nước thải. a - hình dạng chung của hệ thống; b - bể (thiết bị) lắng.
1 - bồn rửa; 2 - thiết bị rửa; 3 - ống khí; 4 - hố xí; 5 - chậu tiểu tiện; 6 - đường ống chính nước phốt; 7 - đường ống chính nước thải; 8 - ống để thải các thứ chứa trong bể nước phốt bằng phương tiện của các trạm làm sạch; 9 - bể nước phốt; 10 - thiết bị đo kiểu phao nổi; 11 - bơm phụt thủy lực; 12 - đường ống đưa nước đến rửa két; 13 - đường ống đưa nước đến từ hệ thống dập tắt (cứu hoả) bằng nước; 14 - đường ống dẫn chất bẩn lên các trạm trên bờ hoặc trạm nổi.
Các đường ống từ hố đại và tiểu tiện, theo nguyên tắc, không nối gộp với các đường ống đưa nước ra từ nhà tắm, phòng tắm hoa sen hay chỗ rửa mặt. Chúng được lắp đặt có độ nghiêng xuống về phía lỗ ra và không có chỗ uốn mạnh hoặc ngoặt. Đối với các đường ống chính, độ nghiêng bình thường được lấy bằng 0,5 và tối thiểu là 0,3.
Không được lắp đặt các ống của hệ thống nước phốt và thải qua buồng ở, căng- tin, nhà ăn và v.v. Để tránh đọng thành hạt nước, các ống đi qua hành lang và các buồng phục vụ được cách ly bằng phớt hoặc bằng sợi tổng hợp.
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống nước nhà vệ sinh - nước thải được trình bày ở hình
6.6, a. Nước từ các nhà xí và nước thải được dẫn ra theo các đường ống riêng biệt vào bể nước phốt. Từ đó các chất chứa đựng ở đó được bơm phụt thủy lực bơm lên trạm trên bờ hoặc các trạm nổi.
Bể nước phốt được trang bị thiết bị đo kiểu phao nổi, nó thông báo đến buồng lái về việc mức trong đó đạt đến giới hạn trên. Để rửa ở phần trên của két, người ta đặt các ống có lỗ thủng, nước được đưa vào các ống từ đường ống chính của hệ thống cứu hoả.
Hình 6.7. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chất thải trên tàu
Dòng đến
1 - đường ống nước phốt; 2 - đường ống nước thải; 3 - van chặn mạn; 4 - ống đi thẳng ra mạn; 5 - lỗ thoát nước; 6 - cửa van nước (si-phông); 7 - âu tiểu tiện; 8 - két
chứa nước thải;
9 - bơm; 10 - két tràn nước thải
Thông hơi bể nước phốt được thực hiện nhờ ống không khí. Trên đầu của nó, thường người ta lắp phin lọc để làm sạch không khí đi ra từ bể nước phốt. Các chi tiết lọc, thường xuyên được đổ đầy than gỗ đã được hoạt tính hoá.
Để cho trong nhà vệ sinh và các chỗ tắm rửa không xuất hiện các mùi khó chịu, trong các thiết bị vệ sinh, người ta đã dùng các cửa van nước được đặt dưới các thiết bị hoặc đưa vào kết cấu của nó, ví dụ như hố xí (la-va-bô). Các cửa van là đoạn ống cong hay cũng như các chi tiết ở bể phốt, mà ở trong đó có nước ngăn lối qua của khí từ ống vào buồng. Cũng cho mục đích này, người ta còn dùng bể (thiết bị) lắng, nằm ở dưới bồn rửa (hình 6.6, b).
Trên hình 6.7 mô tả sơ đồ nguyên lý của một loại hệ thống nước phốt có bố trí két tràn.
Đối với các hố xí bố trí dưới mớn nước có bố trí hệ thống khí nén thì sơ đồ nguyên lý làm việc như hình 6.8.
Trên sơ đồ chỉ ra nguyên lý hệ thống chất thải bố trí hố xí dưới mớn nước với sự sử dụng của khí nén.
Nước ngoài mạn nhận được khi mở van 2 theo đường ống 1 vào bể rửa trôi 3 dung tích 8 lít. Khi mở van 6, nước nhận được theo đường ống 4, một phần đi vào hố xí. Ở sơ đồ này, nếu mở van 2 lắp đặt ở mạn và van 5 xuất hiện nước rửa trôi chậu xí trực tiếp từ ngoài mạn vào. Khi đẩy nước ra, cần mở pê-đan 9 để mở van dự một chiều dẫn hướng 8 và cho phép nước bẩn đi xuống dưới bệ xí. Khi mở pê-đan 9, van 8, van 12 được mở nhờ hỗn hợp nước -không khí nhận được từ sự cung cấp từ đường ống chính của tàu, nước bẩn từ phía dưới chậu xí theo đường ống dẫn nước bẩn theo đường ống dẫn 18 vào bể phốt 20. Sau khi thổi khoang dưới chậu xí, chất cặn bã có áp suất tăng lên.Vì vậy trước khi lặp lại việc sử dụng thiết bị nhất thiết phải mở van 11 đâu tiên và phin lọc mùi phía dưới 10 vào két. Phin lọc 10 loại trừ mùi khó chịu, không khí trong két nước thải và nước phốt vào bể phốt 20 được không khí nén thổi khi mở van 17, từ bể phốt, nước thải được thải qua mạn theo đường 22
Hình 6.8. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống chất thải bố trí ở dưới
mớn nước với sự sử dụng khí nén để thổi nước thải và bể lắng cặn
1 - đường ống nước ngoài mạn; 2, 5, 6, 11, 12, 17, 21 - các van chặn; 3 - bể rửa trôi;
4 - đường ống dẫn nước để rửa trôi; 7 - hố xí; 8 - van dẫn hướng; 9 - pê-đan để mở van 8; 10, 15, 16 - phin lọc - thiết bị hút; 13, 16 - van giảm áp; 14 - áp kế (manômét); 18 - đường ống nước thải; van cặn (clinket); 20 -bể nước phốt; 22 -
đường ống nước phốt để thải ra mạn.