Sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp nước

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 84 - 89)

a- với sự tạo bọt bên trong; b với sự tạo bọt bên ngoà

6.2.1.Sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp nước

Để tự động hóa cấp nước tới nơi sử dụng, trên các tàu hiện đại người ta đặt bình khí nén, nó là một bình kín, phần bên trên của nó chứa khí nén còn phần bên dưới là nước. Trên két còn lắp các dụng cụ, thiết bị cần thiết (hình 6.1).

Hình 6.1. Sơ đồ hệ thống bình khí nén

1 - mạng lưới điện; 2 - rơ le nhiệt để tắt động cơ điện; 3 - rơ le áp suất; 4 - ma- nômét (áp kế); 5 và 10 - mức nước khi tắt và mở bơm; 6 - ống dẫn khí nén vào; 7 - cấp nước tới nơi sử dụng; 8 - cột chỉ báo; 9 - van an toàn; 11 - bình khí; 12 - bơm; 13

- động cơ điện; 14 - fil lọc; 15 - đường dẫn nước tới bơm.

Nước đã xử lý được cấp vào bình khí do bơm nước uống, còn từ nó dưới áp suất 1,5 - 3 kG/cm2 - nước đi đến nơi sử dụng. Khi áp suất trong bình khí đến 1,5 kG/cm2, nhờ áp kế bơm nước uống được bật, còn khi đạt áp suất 3 kG/cm2 nó cũng nhờ áp kế mà tự động ngắt.

Những chỗ dùng nước lắp vào đường ống của hệ thống cấp nước nhận được nước được nén ra từ bình khí nén do áp suất của khí nén. Khi áp suất trong bình khí nén giảm xuống đến giá trị thấp nhất cho trước, bơm chuyển nước tự động chạy và bơm nước cho nó đến khi áp suất không khí tăng đến giá trị lớn nhất cho trước. Sau đó bơm tự động dừng - nhờ rơ-le áp suất và nước tới nơi sử dụng lại được cấp dưới áp suất khí nén.

Sơ đồ nguyên lý thiết bị bình khí nén cho ở hình 6.1. Nước vào bình khí được cấp do bơm điện ly tâm, bơm chạy và dừng tự động nhờ rơ le áp suất. Trong trường hợp động cơ điện quá nóng, dưới tác dụng của rơ le nhiệt, nó tự động bị ngắt khỏi lưới điện và bơm dừng lại. Van an toàn làm việc khi áp suất không quá 1,2 lần áp suất khi mà khi đó tắt bơm.

Cấu tạo chung của hệ thống cấp nước hiện đại có các thiết bị làm sạch và khử trùng có thể hiểu được nhờ hình 6.1. Hệ thống gồm có hệ thống nước ăn và nước ngoài mạn.

Hình 6.2. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp nước.

1 - két nước mạn; 2 - đường ống chính nước mạn; 3 - nhà vệ sinh; 4 - nhà tắm; 5 - đường nước ăn lạnh; 6 - phòng tắm hoa sen; 7 - phòng giặt; 8 - bồn rửa; 9 - nồi đun nước sôi kiểu titan; 10 - đường ống chính vòng của nước nóng; 11 - thiết bị đun nước; 12 - bơm tay nước ăn; 13 - bơm điện vệ sinh cấp nước ăn vào bình khí; 14 - va an toàn; 15 - bình khí (máy dò âm nước); 16 - rơ-le manomet tự động mở và tắt bơm 13; 17 - ống thông hơi; 18 - ống có khuỷu ống ở trên boong để bơm đầy két 20 nước từ đường ống nước bờ; 19 - van một chiều; 20 - két nước ăn; 21 - rơ-le kiểu phao nổi tự động tắt và bật bơm 25 và các chi tiết 22 - 24; 22 - các đền diệt trùng; 23 - phin lọc cát; 24 - thùng điện phân (máy chất đông tụ); 25 - bơm diện nước mạn; 26 - bơm điện của hệ thống nước mạn; 27 - bình khí của hệ thống nước mạn.

1 - đường ống nhận nước; 2 - két chứa nước ăn; 3 - đường ống dẫn nước từ két chứa đến bơm; bơm tay; 5 - bơm ly tâm; 6 - bình khí nén; 7 - rơ le áp suất định hướng cho bơm ly tâm làm việc; 8 - đường ống nước chính cao áp; 9 - thiết bị tiêu

thụ nước

Nước ngoài mạn, được sử dụng rộng rãi để làm nước ăn được lọc sạch ở phin lọc cát, có sự kết tủa sơ bộ trong thùng điện phân. Sự khử trùng nó được thực hiện ở trong nhóm các đèn diệt trùng, là các đèn hơi thủy ngân với ống làm bằng thủy tinh đặc biệt chỉ cho các tia cực tím đi qua.

Hệ thống nước ngoài mạn có bơm riêng và bình khí nén riêng.

Hình 6.4. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống cấp nước ăn trên tàu

1 - van chặn; 2 - két chứa nước ăn; 3 - van ba ngả; 4 - đường nhận nước ăn từ phễu nhận nước; 5 - phễu nhận nước; 6 - ống thông hơi; 7 - van chặn một chiều; 8 -

bơm nước ăn; 9 - đường ống dẫn khí nén; 10 - thiết bị tăng áp là bình khí nén; 11 - thước đo nước; 12 - áp kế; 13 - van an toàn; 14 - đường ống chính của hệ thống cấp

nước ăn; 15, 16, 17 - đường ống dẫn nước ăn đến nơi tiêu thụ; 18 - cửa thăm nước; 19 - đường nhận nước từ thiết bị lọc mặn.

Hình 6.5. Sơ đồ nguyên lý thiết bị lọc “Ozon 0,5”

1 - két nước mạn; 2 - bơm nước mạn; 3 - phin cát; 4 - vòi phun -hòa trộn; 5 - cột tiếp xúc; 6 - két nước uống; 7 - đường ống thoát nước; 8 - bơm nước uống; 9 -bình

khí nén;

10 - miệng phun bằng gốm; 11 - đường ống hỗn hợp Ozôn - không khí; 12 - máy tạo Ozôn; 13 - van điện từ.

Trên hình 6.3 mô tả nguyên lý hoạt động của một dạng hệ thống cấp nước ăn cho tàu. Nước được nhận vào két chứa qua đường 1, từ két chứa nước đi theo đường ống dẫn 3 đến bơm 5. Bơm 5 hoạt động đồng bộ với bình khí nén 6 qua rơ le áp suất 7, nước từ bình khí nén 6 được nén ra theo đường ống chính 8 rồi đến cụm thiết bị tiêu thụ nước 9.

Tương tự như vậy cho hệ thống cấp nước ăn cho sơ đồ nguyên lý ở hình 6.4, chỉ khác là ở sơ đồ này, ngoài đường dẫn nước lấy từ bờ qua phễu nhận nước, còn bố trí đường nhận nước từ thiết bị lọc mặn 19.

Để chuẩn bị nước uống ở các điều kiện trên tàu Volgobalsudoproekt đã chế tạo ra thiết bị lọc nước mạn kiểu “Ozôn - 0,5” rất phù hợp với tàu sông, làm việc theo nguyên tắc sau:

Bơm nước mạn cấp nước mạn vào phin lọc cát, ở đó nó được làm sạch sơ bộ. Nước đã được lọc qua, qua phin lọc dạng lưới đi vào bơm phụt - hoà trộn, ở đó nó được hòa trộn với hỗn hợp Ozôn - không khí được hút đến từ máy tạo Ozôn. Nước được Ozôn hóa (nước Ozôn) đi đến cột tiếp xúc để tiếp xúc với Ozôn lần thứ hai. Từ đó, nước uống đi vào bình, bơm đầy nó diễn ra tự động. Khi đạt đến mức nước tối thiểu trong nó thì qua rơ le kiểu phao nổi, bơm nước mạn và máy tạo Ozôn với thiết bị quạt gió được bật và ngược lại khi đạt đến mức nước cực đại thì các máy với thiết bị nói trên được tắt.

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 84 - 89)