Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 78 - 79)

a- bố trí theo nguyên tắc tập trung; b bố trí theo nguyên tắc phân nhóm,

5.3.2. Nguyên lý hoạt động

Sơ đồ nguyên lý của hệ thống dập tắt bằng bọt kiểu không khí - cơ được chỉ ra trên hình 5.4. Chất tạo bọt lỏng được giữ trong két 1, từ đó khi mở van khởi động 2, nó theo ống 3 qua van định lượng 4 vào đường ống hút của bơm ly tâm cứu hỏa 6. Nước ngoài mạn đi đến bơm qua van thông biển 5. Hỗn hợp nước mạn và chất tạo bọt, ở dạng nhũ tương, được bơm đưa vào đường ống áp lực 7 của hệ thống, từ đó qua họng cứu hỏa 8 theo ống mềm, nó đi vào vòi rồng không khí - bọt 9, ở đó, khi kết hợp với không khí, tạo ra bọt.

Cấu tạo kết cấu của vòi rồng không khí - bọt sao cho hỗn hợp nước và chất tạo bọt, dưới áp suất khí đi qua vòi phun, hút không khí vào, trộn lẫn với chúng và tạo ra bọt, bọt này được phụt ra qua lỗ ra của vòi rồng. Như vậy, theo đường ống của hệ thống có chất lỏng chuyển dịch, còn sự tạo bọt diễn ra chỉ ở trong vòi rồng bọt.

Trong các hệ thống dập tắt bằng bọt, người ta không những sử dụng các vòi rồng động (mang đi lại được) mà còn sử dụng cả các vòi rồng tĩnh (không di chuyển được). Lưu lượng của các vòi rồng động theo bọt là: (2,5  7,5) m3/ph, còn của vòi

rồng tĩnh - tới (100 150) m3/ph.

Hình 5.4. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống dập tắt bằng bọt kiểu không khí - cơ.

1 - két chứa; 2 - van khởi động; 3 - ống dẫn chất tạo bọt; 4 - van định lượng; 5 - van thông biển; 6 - bơm; 7 - đường ống áp lực; 8 - họng cứu hỏa; 9 - súng phun

Hình 5.5. Hệ thống cứu hỏa bằng bọt

Một phần của tài liệu Hệ thống tàu thủy dùng cho ngành đóng tàu (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)