- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.
6. 2 Trƣờng hợp không thể gấp khuỷu tay đƣợc
Ðừng cố dùng sức để gấp khuỷu tay. Bảo nạn nhân dùng tay kia đỡ tay bị thƣơng ở vị trí đó nếu có thể.
Ðặt một miếng đệm dài vào giữa tay bị thƣơng và thân.
Buộc tay bị thƣơng vào cơ thể bằng 3 dải băng rộng bản ở các vị trí: + Quanh cổ tay và đùi.
+ Quanh cánh tay và ngực + Quanh cẳng tay và bụng
Cho nạn nhân nằm xuống và đặt tay bị thƣơng dọc theo thân.
6.7. Gãy xƣơng sống (gãy cột sống).6.7.1. Gãy cột sống lƣng. 6.7.1. Gãy cột sống lƣng.
Khuyên nạn nhân nằm yên không đƣợc cố vận động các phần của cơ thể
- Nếu có thể chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện thì đừng di chuyển nạn nhân. Ngƣời cứu dùng tay giữ chắc đầu nạn nhân. Nếu có ngƣời đứng xung quanh thì bảo họ đỡ 2 bàn chân nạn nhân. Gấp vải, chăn hoặc gối hoặc quần áo để dọc sát 2 bên thân nạn nhân để đỡ nạn nhân. Ðắp chăn cho nạn nhân trong khi chờ đợi xe cấp cứu.
- Nếu không thể chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện hoặc đƣờng đi tới bệnh viện xa khó đi thì phải: đỡ vai và khung chậu nạn nhân và thận trọng đặt đệm mềm vào giữa 2 chân. Buộc băng hình số 8 ở quanh cổ chân và bàn chân, buộc các dải băng to ở đầu gối và đùi.
- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Ðặt nạn nhân trên một cánh cứng ở tƣ thế giống nhƣ tƣ thế khi phát hiện thấy nạn nhân. Luôn luôn duy trì sự thông thoát đƣờng hô hấp và theo dõi sát nạn nhân trong suốt quá trình vận chuyển.
Chú ý: Khi nâng nạn nhân lên cánh cần phải có nhiều ngƣời và phải nâng đều để luôn luôn giữ nạn nhân trên một mặt phẳng. Khi đặt xuống bàn khám hoặc giƣờng cũng phải làm nhƣ vậy.
6.7.2. Gãy đốt sống cổ
- Khuyên nạn nhân không đƣợc cố vận động. Ðỡ đầu và cổ nạn nhân cho đến khi đội cấp cứu đến.
Thuviendientu.org
- Nếu không thể chuyển ngay nạn jnhân đến bệnh viện thì phải: nới rộng cổ áo và lót một vòng đệm cổ (xem phần sau).
Ðắp chăn cho nạn nhân trong khi chờ đợi xe cấp cứu.
Nếu buộc phải di chuyển nạn nhân thì phải xử trí nhƣ trƣờng hợp gãy cột sống lƣng. Lót vòng đệm cổ.
+ Nếu không có sẵn vòng đệm cổ thì gấp 1 tờ báo lại với bề rộng khoảng 10cm. Sau đó dùng băng tam giác gói lại hoặc nhét tờ báo đã gấp lại đó vào trong một bít tất dài.
+ Ðặt phần giữa của vòng đệm cổ vào phía trƣớc của cổ ngay phía dƣới cằm. + Quấn vòng đệm cổ này quanh cổ nạn nhân và buộc nút ở phía trƣớc của cổ. + Ðảm bảo chắc chắn rằng vòng đệm cổ không gây tắc nghẽn đƣờng thở.
6.8. Vỡ xƣơng chậu
Giữ nạn nhân thoải mái, giảm đau và thu xếp chuyển ngay tới bệnh viện.
- Ðặt nạn nhân nằm ngửa, chân duỗi thẳng hoặc hơi co đầu gối,nếu nạn nhân cảm thấy thoải mái dễ chịu hơn ở tƣ thế này. Dùng gối hoặc chăn mỏng gấp lại để kê dƣới gối (H. 213).
- Nếu nạn nhân đòi đi tiểu thì khuyên nạn nhân cố gắng chịu đựng vì nƣớc tiểu có thể tràn vào các mô.
Nếu chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện thì đắp chăn cho nạn nhân và đợi xe cấp cứu đến. Nếu không chuyển ngay đƣợc đến bệnh viện và đƣờng đi tới bệnh viện xa (mất trên 30 phút) hoặc đƣờng khó đi thì phải: nhẹ nhàng buộc 2 vòng băng to bản ở khung chậu, buộc vòng băng phía dƣới trƣớc, vòng băng này đi vòng qua khớp háng.
- Nếu chỉ có một đai chậu bị tổn thƣơng thì băng vòng thứ 2 chéo lên phía gai chậu của bên bị tổn thƣơng.
Nếu cả 2 bên đai chậu đều tổn thƣơng thì buộc chính giữa. + Ðặt đệm mỏng vừa đủ vào giữa 2 đầu gối và mắt cá.
+ Băng số 8 xung quanh mắt cá và bàn chân và băng một băng rộng bản ở đầu gối. Buộc nút ở bên phần không bị tổn thƣơng.
- Phòng chống và xử trí sốc xảy ra (xem phần cấp cứu sốc).
- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện. Phải coi đây là một cấp cứu ƣu tiên. Trƣớc khi chuyển phải duy trì sự theo dõi sát ngƣời bị nạn và giữ nạn nhân ở tƣ thế đúng.
6.9. Gãy xƣơng đùi và khớp háng
- Giữ nạn nhân thoải mái, giảm đau, tránh gây tổn thƣơng thêm và vận chuyển ngay nạn nhân đến bệnh viện.
- Giữ yên chân gãy theo đúng tƣ thế cơ năng: bàn chân vuông góc với cẳng chân. Cần nâng đỡ xƣơng nhẹ nhàng đúng phƣơng pháp để không làm nạn nhân đau.
- Cố định xƣơng gãy.
6.9.1. Cố định bằng nẹp gỗ: cần 3 ngƣời làm.
Ngƣời thứ nhất: luồn tay đỡ đùi ở phía trên và phía dƣới ổ gãy.
Ngƣời thứ hai: đỡ gót chân và giữ bàn chân ở tƣ thế luôn vuông góc với cẳng chân. Ngƣời thứ ba: đặt nẹp. Cần 3 nẹp.
- Ðặt 3 nẹp:
+ Nẹp ngoài từ hố nách đến quá gót chân + Nẹp dƣới từ vai đến quá gót chân + Nẹp trong từ bẹn đến quá gót chân
Dùng 9 dải dây rộng bản để buộc cố định nẹp ở Các vị trí:
Thuviendientu.org
+ Trên ổ gãy + Dƣới ổ gãy
+ Cổ chân: băng kiểu băng số 8 + Ngang ngực
+ Ngang hông + Dƣới gối
+ 3 dải băng buộc 2 chi vào nhau ở các vị trí: Trên đầu gối, dƣới đầu gối, cổ chân.
6.9.2. Cố định bằng nẹp cơ thể:
Trƣờng hợp không có nẹp gỗ thì tiến hành buộc chân gãy vào chân lành ở các vị trí: + Cổ chân: Dùng kiểu băng số 8 để buộc 2 chân và bàn chân lại với nhau.
+ Trên ổ gãy + Dƣới ổ gãy + Dƣới gối + Cẳng chân Lƣu ý:
Phải đệm lót tốt ở phần giữa 2 đầu gối và 2 cổ chân. Không đƣợc buộc nút ở phía chân gãy.
- Phòng chống và xử trí tốt (xem phần cấp cứu sốc)
- Sau khi cố định chân gãy xong, nâng chân cao lên một chút để giảm sự sƣng nề và khó chịu cho bệnh nhân.
- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện: Phải coi đây là một cấp cứu ƣu tiên.
Trong khi vận chuyển phải giữ tƣ thế đúng của nạn nhân, theo dõi sát nạn nhân và xử trí kịp thời những diễn biến xảy ra.
6.10. Gãy xƣơng cẳng chân.
- Giảm đau cho bệnh nhân - Phòng chống và xử trí sốc
- Trƣờng hợp cố định bằng nẹp: cần 2 nẹp dài bằng nhau và 3 ngƣời làm: Ngƣời thứ nhất:
Đỡ nẹp và cẳng chân phía trên và dƣới ổ gãy.
Ngƣời thứ hai: Đỡ gót chân, cổ chân và kéo nhẹ theo trục của chi, kéo liên tục bằng một lực không đổi.
Ngƣời thứ ba: Cố định gãy xƣơng. Ðặt 2 nẹp:
Nẹp trong từ giữa đùi đến quá gót. Nẹp ngoài từ giữa đùi đến quá gót
- Buộc dây cố định nẹp ở các vị trí: Trên ổ gãy, dƣới ổ gãy, đầu trên nẹp và băng số 8 giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân.
- Buộc chân vào với nhau ở các vị trí: Ðầu trên nẹp, ngang đầu gối và cổ chân.