- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.
a) Làm thông đƣờng hô hấp trên.
- Ðặt nạn nhân nằm ngửa, đầu nghiêng sang một bên.
- Dùng một nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía má để miệng nạn nhân mở ra. - Dùng ngón tay trỏ cuốn gạc móc đờm dãi, lấy hết ngoại vật, răng giả, nếu có. b) Nới rộng quần áo, thắt lƣng, cravat, áo lót phụ nữ.
Thuviendientu.org
d) Cấp cứu viên quỳ một bên ngang đầu nạn nhân, hoặc đứng nếu nạn nhân nằm trên giƣờng. e) Một tay đặt dƣới cằm, đẩy cằm ra phía trƣớc, lên trên. Tay kia đặt lên trán nạn nhân, ngón trỏ và ngón cái bịt mũi nạn nhân khi thổi vào.
f) Cấp cứu viên hít vào thật sâu rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân và thổi mạnh, đồng thời quan sát lồng ngực nạn nhân xem có phồng lên, xẹp xuống theo nhịp thổi không (H.186)
Phải đảm bảo miệng mình trùm kín lên miệng nạn nhân. Lúc bắt đầu thổi nên thổi tiếp 5 lần liền để phổi nạn nhân có nhiều oxy.
Nếu không thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên trong khi thổi vào, phải kiểm tra lại tƣ thế của đầu và cằm, xem đƣờng hô hấp có thông không.
g) Ngẩng đầu hít vào thật sâu đồng thời bỏ tay bịt mũi nạn nhân.
h) Tiếp tục thổi 15-20 lần/phút cho ngƣời lớn, 20-25 lần/phút cho trẻ em, 30-40 lần/phút cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại đƣợc. Khi cần thay đổi ngƣời khác cần phải duy trì động tác, không đƣợc để gián đoạn.
i) Lấy gối dƣới vai ra, cho nạn nhân nằm thoải mái và đắp ấm.
j) Theo dõi sát mạch, nhịp thở và chăm sóc nạn nhân cho đến khi tình trạng ổn định. Lau mồm, mặt cho nạn nhân.
2.2.3. Thu dọn và bảo quản dụng cụ
- Thu dọn gối, chăn hoặc vải trải gửi đi giặt.
- Ðổ bỏ gạc bẩn và những ngoại vật lấy ra từ nạn nhân.
2.2.4. Ghi hồ sơ
- Tình trạng nạn nhân trƣớc, trong và sau khi thổi ngạt. - Thời gian thổi ngạt
- Tên ngƣời thực hiện
2.2.5. Những điểm cần lƣu ý
a) Kỹ thuật thổi ngạt cần đƣợc thực hiện ngay tức khắc, tại chỗ và liên tục.
b) Trong khi thổi ngạt phải đồng thời theo dõi mạch, đồng tử của nạn nhân để kết hợp đánh giá tình trạng nạn nhân.
c) Ðối với trẻ nhỏ: miệng của cấp cứu viên có thể trùm kín cả miệng và mũi của trẻ nhƣng thổi với nhịp nhanh hơn và nhẹ hơn.
d) Luôn luôn đảm bảo đƣờng thở đƣợc thông suốt.