Quy trình kỹ thuật 1 Chuẩn bị

Một phần của tài liệu Dieu duong can ban (Trang 96 - 98)

- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.

2. Quy trình kỹ thuật 1 Chuẩn bị

2.1. Chuẩn bị

2.1.1 Dụng cụ

- Ống Faucher, có thể nối với dây dẫn cao su đầu tù kết hợp với quả bóp, hoặc dùng ống Levine khi rửa cho trẻ em hoặc khi cần rửa nhiều lần với điều kiện dạ dày không có thức ăn làm tắc ống. - Ca múc nƣớc - Cốc đựng nƣớc súc miệng - Kẹp mở miệng (nếu cần) - Hai mảng nylon - Khăn mặt - Khay quả đậu

- Thùng đựng nƣớc rửa (thƣờng là nƣớc uống đƣợc hoặc nƣớc có pha thuốc theo chỉ định của bác sĩ).

- Thùng đựng nƣớc thải từ dạ dày.

Thuviendientu.org

- Ống nghiệm nếu cần xét nghiệm. - Phiếu xét nghiệm.

- Áo choàng nylon, găng tay. - Máy hút (nếu có)

2.1.2. Bệnh nhân

- Ðộng viên, giải thích cho bệnh nhân mọi việc sắp làm để bệnh nhân yên tâm và hợp tác. Nếu bệnh nhân hôn mê giải thích cho ngƣời nhà.

- Tháo răng giả (nếu có).

- Ðể bệnh nhân ở phòng kín đáo, tránh gió lùa.

2.2. Tiến hành

- Ðem dụng cụ đến giƣờng bệnh nhân.

- Ðặt bệnh nhân nằm đầu thấp mặt nghiêng về một bên.

- Trải một tấm nylon lên phía đầu giƣờng và quàng một tấm quanh cổ bệnh nhân. - Ðặt thùng hứng nƣớc bẩn.

- Ngƣời điều dƣỡng mặc áo choàng nylon hoặc đi găng (đối với ngộ độc thuốc sâu). - Ðặt khay quả đậu dƣới cằm bệnh nhân (có thể nhờ ngƣời phụ giữ)

- Ðo ống và đánh dấu (đo từ cánh mũi tới dái tái vòng xuống mũi ức, khoảng 45cm - 50cm là ngang phần đáy dạ dày hoặc từ răng cho đến rốn).

- Bảo bệnh nhân há miệng (dùng kẹp mở miệng nếu bệnh nhân không hợp tác). - Nhúng đầu ống vào dầu nhờn (không để dầu đọng trong ống làm bệnh nhân sặc).

- Nhẹ nhàng đƣa ống vào miệng, sát má, tránh vòm họng và lƣỡi gà, động viên bệnh nhân nuốt mặc dầu rất khó chịu, trong khi đó ngƣời điều dƣỡng từ từ đẩy ống và đến khi vạch đánh dấu chạm tớicung răng thì dừng lại. Nếu bệnh nhân có sặc, ho dữ dội, tái mặt, tím môi thì rút ra và đƣa lại.

- Thử để biết chắc ống đã chạm vào đúng dạ dày chƣa bằng 3 cách: Cách 1: Nhúng đầu ống vào cốc nƣớc nếu không có sủi bọt là vào đúng dạ dày.

Cách 2: Dùng bơm. tiêm hút dịch vị.

Cách 3: Ðặt ống nghe lên vùng thƣợng vị, dùng bơm tiêm bơm một lƣợng nhỏ không khí trong dạ dày, sẽ nghe thấy tiếng động ở dạ dày.

- Trƣớc khi rửa nên hạ thấp đầu phễu dƣới mức dạ dày để nƣớc ứ đọng trong dạ dày chảy ra hoặc dùng bơm tiêm để hút.

- Đổ nƣớc từ từ vào phễu (tùy theo tuổi: ngƣời lớn 500 - 1000 ml, trẻ em 200 ml) đƣa phễu cao hơn đầu bệnh nhân khoảng 15cm cho nƣớc chảy vào dạ dày.

- Khi mức nƣớc trong phễu gần hết thì nhanh tay lật úp phễu xuống cho nƣớc từ trong dạ dày chảy ra (theo nguyên tắc bình thông nhau) hoặc có thể dùng máy hút để hút với áp lực 3 -5 atmospher.

- Rửa cho tới khi nƣớc trong dạ dày chảy ra sạch thì thôi.

- Gập đầu ống lại và rút ra từ từ - khi còn 10cm dùng kìm Kocher kẹp chặt và rút hết. - Cho bệnh nhân súc miệng.

- Lau mặt, miệng cho bệnh nhân.

- Cho bệnh nhân nằm lại thoải mái và quan sát tình trạng chung của bệnh nhân trƣớc khi đi làm việc khác.

2.3. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ

Thuviendientu.org

- Chuẩn bị những dụng cụ cần tiệt khuẩn. - Trả những dụng cụ khác về chỗ cũ.

2.4. Ghi vào hồ sơ

- Ngày, giờ và thời gian rửa.

- Dung dịch, thuốc, số lƣợng nƣớc rửa. - Tính chất nƣớc chảy ra.

- Phản ứng của bệnh nhân nếu có. - Tên ngƣời rửa.

2.5. Những điểm cần lƣu ý

- Ðƣa ống thông vào đúng dạ dày.

- Trong lúc rửa phải luôn luôn quan sát tình trạng bệnh nhân.

- Phải ngừng rửa ngay khi bệnh nhân kêu đau bụng hay có máu chảy ra theo nƣớc, đồng thời phải báo ngay với bác sĩ.

Một phần của tài liệu Dieu duong can ban (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)