Khay quả đậu

Một phần của tài liệu Dieu duong can ban (Trang 90 - 91)

3.2.3. Chuẩn bị bệnh nhân

- Thông báo và giải thích cho bệnh nhân biết về thủ thuật sắp làm. Ðộng viên bệnh nhân an tâm và hợp tác.

- Hƣớng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết.

- Tƣ thế bệnh nhân thoải mái, thuận tiện cho kỹ thuật.

3.2.4. Tiến hành:

- Ðƣa dụng cụ đến bên giƣờng bệnh nhân.

- Kéo bình phong che dể tránh ảnh hƣởng đến bệnh nhân khác.

- Cho bệnh nhân ngồi quay mặt về phía ngƣời làm thủ thuật hoặc nằm đầu cao (nếu bệnh nhân nằm), trẻ sơ sinh, bệnh nhân hôn mê phải cho nằm nghiêng đầu thấp dể tránh thức ăn trào vào đƣờng hô hấp.

- Choàng tấm nylon trƣớc ngực bệnh nhân và quanh cổ, phủ khăn bông ra ngoài. - Vệ sinh mũi nếu dặt ống qua dƣờng mũi.

- Ðiều dƣỡng viên rửa tay. - Đổ dầu nhờn ra cốc

- Ðo ống thông, đánh dấu mức đo và cuộn ống lại (tránh chạm ống thông vào ngƣời bệnh) đo từ đỉnh mũi đến dái tai và từ dái tai đến mũi xƣơng ức.

- Bôi dầu nhờn vào đầu ống thông.

- Ðặt khay quả dậu dƣới cằm và má bệnh nhân.

- Ðƣa ống thông vào dạ dày qua đƣờng mũi hoặc đƣờng miệng bằng cách: Một tay điều dƣỡng cầm đầu ống thông (kiểu cầm bút)

Một tay cấm phần ống còn lại (đã cuộn).

Nhẹ nhàng đƣa ống vào một bên lỗ mũi bệnh nhân. Khi ống tới họng thì bảo bệnh nhân nuốt đồng thời nhẹ nhàng đẩy ống vào đến mức đánh dấu (tới cánh mũi hoặc môi).

- Trong khi đƣa ống thông vào nếu bệnh nhân có phản ứng (ho sặc sụa hoặc tím tái khó chịu) thì phải rút ống ra ngay.

- Kiểm tra ống thông: bảo bệnh nhân há miệng xem ống có bị cuộn ở trong họng không. Có 3 cách kiểm tra ống dẫn để chắc chắn ống vào tới dạ dày:

Thuviendientu.org

a) Lắp bơm tiêm vào đầu ống hút thử xem có dịch dạ dày không.

b) Nhúng đầu ống vào chén nƣớc xem có sủi bọt không (nếu có sủi bọt theo nhịp thở là đƣa nhầm ống vào đƣờng khí quản).

c) Dùng bơm tiêm bơm hơi vào ống thông đồng thời dùng ống nghe để xem hơi có vào dạ dày không.

- Cố định ống thông vào mũi và má bệnh nhân bầng băng dính - Cho ăn.

- Lắp phễu hoặc bơm tiêm 50ml vào đầu ngoài của ống thông hoặc ống Levin. - Đổ vào phễu một ít nƣớc chín cho chảy qua ống thông.

- Đổ thức ăn vào phễu, có thể điều chỉnh tốc độ bằng cách nâng cao hoặc hạ thấp ống đồng thời theo dõi bệnh nhân..

- Sau khi cho ăn xong, đổ vào ống một ít nƣớc chín để làm sạch lòng ống tránh thức ăn lên men, làm tắc ống.

- Ðậy nút ống thông lại hoặc lấy gạc buộc đầu ngoài của ống, gập ống lại nhằm giữ ống kín để thức ăn không bị trào ra ngoài ống.

- Cố định ống thông vào phía đầu giƣờng bệnh nhân bầng kim băng. Ðể lại đoạn ống để bệnh nhân xoay trở dễ dàng, không làm tuột ống ra ngoài.

- Rút ống thông (nếu không cần dể lƣu đến bữa sau) - Tháo bỏ tấm nylon và khăn bông.

- Lau mặt và miệng cho bệnh nhân

- Theo dõi bệnh nhân sau khi ăn (quan sát hiện tƣợng trào ngƣợc).

- Sửa lại giƣờng cho bệnh nhân và cho bệnh nhân nầm ở tƣ thế thoải mái.

3.2.5. Ghi hồ sơ:

- Ngày giờ cho ăn. - Loại thức ăn, số lƣợng

- Tình trạng của bệnh nhân khi đặt ống, trong và sau khi cho ăn. - Tên ngƣời làm thủ thuật.

3.2.6. Những điều cần lƣu ý:

- Phải chắc chắn là ống thông đã vào đúng dạ dày thì mới bơm thức ăn. - Phải theo dõi cẩn thận lần ăn đầu tiên.

- Những lần ăn sau cũng phải kiểm tra lại xem ống thông đó có còn ở trong dạ dày không. - Phải vệ sinh răng miệng, mũi thƣờng xuyên trong suốt quá trình đặt ống thông cho ăn (nếu lƣu ống).

- Mỗi lần thay ống thông cho ăn thì đổi luôn cả lỗ mũi đặt ống.

- Không đặt ống qua đƣờng mũi nếu bệnh nhân bị viêm mũi, chảy máu cam, Polyp ở mũi. - Độ cao ở đầu khi cho ăn ở 80O.

- Tùy từng trƣờng hợp mà ống thông có thể lƣu từ 24 giờ đến 48 giờ.

Một phần của tài liệu Dieu duong can ban (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)