Cấp cứu ngộ độc Oxyd Carbon.

Một phần của tài liệu Dieu duong can ban (Trang 148 - 149)

- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.

5. Cấp cứu ngộ độc Oxyd Carbon.

Oxyd carbon là một khí không màu, không mùi, là một khí độc vì khi oxyd carbon đƣợc hấp thụ vào máu nó sẽ chiếm chỗ của oxy trong máu mà oxyd carbon đƣợc hấp thụ vào máu lại nhanh hơn nhiều so với oxy. Khí oxyd carbon đã đƣợc hấp thụ vào máu nó nhanh chóng gắn với hemoglobin của hồng cầu và tạo thành cacboxyhemoglobin là một hợp chất rất bền vững do vậy khi cấp cứu những nạn nhân bị ngộ độc oxyd carbon phải rất kiên trì vì phải hô hấp nhân tạo rất

Thuviendientu.org

lâu mới đẩy đƣợc hết oxyd carbon ra khỏi cơ thể. Oxyd carbon đƣợc sinh ra chủ yếu từ sự đốt cháy dầu không hoàn toàn và từ ống xả của các động cơ chạy bằng xăng dầu. Sự nguy hiểm sẽ tăng lên nếu hệ thống ống xả bị hƣ hỏng hoặc khi để động cơ hoạt dộng trong một chỗ kín.

Chỉ vào một phòng đầy khí để cấp cứu nạn nhân khi biết chắc rằng không có sự nguy hiểm cho ngƣời cứu nữa và có thể thoát ra khỏi nơi đó một cách dễ dàng. Phải đảm bảo chắc chắn rằng ngƣời cứu có sự hỗ trợ từ phía sau để có thể thoát ra ngoài nhanh chóng khi cần thiết (dùng dây dài buộc một đầu vào lƣng ngƣời cứu, đầu kia buộc vào bên ngoài hoặc do một ngƣời bên ngoài giữ. Trong những trƣờng hợp có ngƣời ở

Bên ngoài giữ đầu dây thì phải quy định tín hiệu cấp cứu với ngƣời ở bên ngoài để khi ngƣời này nhận đƣợc tín hiệu cấp cứu theo quy định thì sẽ kéo dây để đƣa ngƣời cứu ra khỏi phòng đƣợc nhanh).

5.1. Dấu hiệu và triệu chứng:

Dấu hiệu và triệu chứng chung của ngạt - Ngƣời bị nạn có thể kêu nhức đầu

- Da có thể bình thƣờng nhƣng sẽ hồng rực lên (nhƣ màu hoa anh đào) khi nồng độ oxyd carbon trong máu tăng lên.

- Ngƣời bị nạn có thể rối loạn ý thức (lú lẫn, lộn xộn) và mất khả năng hợp tác. - Có thể tiến triển dần đến bất tỉnh.

5.2. Xử trí cấp cứu5.2.1. Mục đích 5.2.1. Mục đích

Cắt đứt nguồn thải ra khí và/hoặc cố gắng đƣa nạn nhân ra khỏi nơi đó nếu không nguy hiểm cho ngƣời cứu. Tiến hành hồi sinh ngay nếu cần thiết thu xếp và chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.

5.2.2. Hành động

- Mở các cửa ra vào và kéo nạn nhân tới nơi an toàn.

- Ðặt nạn nhân ở tƣ thế hồi phục nếu nạn nhân bất tỉnh nhƣng vẫn thở bình thƣờng. - Nếu nạn nhân khó thở hoặc ngừng thở thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay. - Kiểm tra nhịp thở, mạch và mức độ đáp ứng 10 phút một lần.

- Chuyển nạn nhân tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Một phần của tài liệu Dieu duong can ban (Trang 148 - 149)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)