- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.
3. Các kỹ thuật chọc dò: 1 Chọc dò màng tim.
3.1. Chọc dò màng tim. 3.1.1. Kỹ thuật trợ giúp. a) Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích và động viên để bệnh nhân yên tâm. Ðối với trẻ nhỏ, bệnh nhân không tỉnh, phải giải thích cho gia đình bệnh nhân.
- Lấy mạch, nhịp thở, huyết áp.
Vệ sinh vùng chọc bằng xà phòng và nƣớc ấm. Theo hƣớng dẫn của bác sĩ. Dùng thuốc cho bệnh nhân theo chỉ định cửa bác sĩ.
Chuyển bệnh nhân sang phòng thủ thuật.
b) Chuẩn bị dụng cụ:
Thuviendientu.org
* Dụng cụ vô khuẩn: Ðể trong khay vô khuẩn có phủ khăn vô khuẩn. - 1 kim chọc dò: Dài 5-8cm, đƣờng kính 2mm.
- 1 bơm tiêm 5ml và kim để gây tê. - 1 bơm tiêm 20ml hoặc 50ml. - 1 khăn có lỗ và 2 kìm kẹp khăn.
- 1 ống thông màng ngoài tim có khóa. Dùng dẫn dịch trong trƣờng hợp nhiều dịch. - 1 kìm Kocher
- 1 cốc con và gạc củ ấu - Vài miếng gạc vuông.
- 1 đôi găng. Nếu để găng trong túi thì để riêng. * Dụng cụ sạch và thuốc:
- Lọ cồn iod 1%, cồn 70o
- Thuốc tê: Novocain, Xylocain 1-2% - Băng dính, kéo cắt băng
- Giá đựng 3 ống nghiệm có dán nhãn (trong đó 1 ống vô khuẩn). Ghi rõ họ tên, tuổi, khoa, phòng.
- Phiếu xét nghiệm, hồ sơ bênh án.
- Huyết áp kế, ống nghe, đồng hồ bấm giây. * Dụng cụ khác
- 1 khay quả đậu đựng bông bẩn.
- 1 chậu đựng dung dịch sát khuẩn (nếu có)
- Các dụng cụ cấp cứu. Máy sốc điện, bóng hô hấp, oxy, mặt nạ thở oxy. - Máy theo dõi điện tim.
c) Tiến hành:
- Ðƣa dụng cụ đến nơi làm thủ thuật.
- Ðặt bệnh nhân nằm tƣ thế thoải mái, đầu cao, để lộ vùng chọc.
Nâng đầu giƣờng lên cao một góc 60o, cởi cúc áo, kéo vạt áo sang hai bên. - Mở khay dụng cụ vô khuẩn.
- Chuẩn bị găng để bác sĩ đi găng.
- Ðổ cồn vào cốc con có gạc củ ấu để bác sĩ sát khuẩn. - Chuẩn bị thuốc tê để bác sĩ gây tê.
- Giữ bệnh nhân, quan sát sắc mặt bệnh nhân, theo dõi điện tâm đồ và dặn bệnh nhân không lƣợc ho trong khi bác sĩ đâm kim.
- Hứng dịch vào 3 ống nghiệm.
Trƣờng hợp có nhiều dịch, bác sĩ luồn ống dẫn dịch qua kim chọc và lƣu ống này trong khoang màng ngoài tim, ống đƣợc nối với 1 túi hoặc chai dẫn lƣu vô khuẩn.
- Sát khuẩn lại và băng vết chọc sau khi bác sĩ rút kim. - Cho bệnh nhân nằm tƣ thế thoải mái.
Dặn bệnh nhân nghỉ ngơi tại giƣờng, nếu thấy tức ngực, khó chịu, hồi hộp, khó thở, thì báo ngay.
- Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân.
Sau chọc hút dịch màng ngoài tim, phải theo dõi sát: huyết áp động mạch, huyết áp tĩnh mạch trung tâm (nếu có điều kiện), theo dõi tiếng tim để đề phòng tràn dịch trở lại, khi thấy những dấu hiệu bất thƣờng phải báo ngay để bác sĩ xử lý
Thuviendientu.org
+ 3 giờ/1 lần trong 24 giờ tiếp theo. - Gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm