- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.
4. Sơ cứu vết thƣơng ở đầu:
Chấn thƣơng ở đầu là chấn thƣơng thƣờng gặp do các nguyên nhân:
Tai nạn lao động,giao thông, sinh hoạt hoặc do hỏa khí gây tổn thƣơng rất phức tạp, đa dạng. Trong bài này chỉ đề cập vấn đề sơ cứu vết thƣơng rách da đầu và vết thƣơng vỡ sọ.
4.1. Dấu hiệu và triệu chứng
- Rách da đầu gây chảy nhiều máu. - Có thể thấy não phòi ra ngoài.
- Nạn nhân tỉnh táo hoặc nửa tỉnhnửa mê hoặc hôn mê.
- Có thể có rối loạn hô hấp, khó thở, xuất tiết nhiều đờm dãi...
4.2. Xử trí cấp cứu.
4.2.1. Trƣờng hợp rách da đầu gây chảy nhiều máu
- Ép chặt 2 mép vết thƣơng lại với nhau để cầm máu sơ bộ. - Cắt tóc xung quanh vết thƣơng
- Ðặt gạc hoặc bông vô khuẩn lên trên vết thƣơng rồi dùng băng cuộn băng ép lại. Nếu có điều kiện thì dùng kẹp agraf để bấm 2 mép vết thƣơng lại với nhau sau đó băng lại.
Thuviendientu.org
4.2.2. Trƣờng hợp vỡ xƣơng sọ có não phòi ra ngoài
- Không đƣợc bôi lên não bất kỳ thứ thuốc gì - Phủ lên phần não phòi ra một miếng gạc vô khuẩn.
- Nếu có điều kiện thì đặt một vành khăn xung quanh tổ chức não phòi ra rồi dùng băng cuộn băng lại.
- Nếu không dùng vành khăn thì chỉ đƣợc băng lỏng để tránh gây chèn ép não.
Chú ý:
- Nếu nạn nhân không tỉnh táo, lơ mơ hoặc mê man thì cần chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện.
- Nếu nạn nhân có xuất tiết đờm dãi thì phải hút sạch đờm dãi, làm thông đƣờng hô hấp. - Ðặt nạn nhân nầm tƣ thế thoải mái an toàn. Nếu tình trạng nạn nhân cho phép thì đặt nạn nhân ở tƣ thế đầu cao, đầu nghiêng về bên lành.
- Theo dõi sát tình trạng nạn nhân 10 phút/1ần.