2. Truyền máu 1 Mục đích:
2.6. Tiến hành kỹ thuật.
- Rửa tay, đeo khẩu trang.
- Ðối chiếu phiếu lĩnh máu với chai máu (lần 2). - Kiểm tra chai dung dịch NaCl 0,9%.
- Sát khuẩn tay bằng cồn (lần 1).
- Gắp dụng cụ (bơm tiêm, gạc...) đã hấp ra khay vô khuẩn.
- Kiểm tra lại chai máu: tên bệnh nhân, số đơn vị máu, nhóm máu và yếu tố Rh, số của ngƣời cho và thời gian hết hạn. Ðảm bảo máu để ở nhiệt độ phòng không quá 30 phút (nếu các thành phần của máu ấm lên, nguy cơ vi khuẩn phát triển cũng tăng).
- Nhẹ nhàng lắc đều chai máu, bỏ miếng gạc ở nút chai rồi sát khuẩn nút và lắp vào quang treo.
- Làm phản ứng chéo: lấy máu mao mạch ở đầu ngón tay bệnh nhân và dùng bơm tiêm lấy máu ở chai máu làm phản ứng.
- Ðặt cọc truyền ở cạnh giƣờng, nơi thích hợp, đặt xe hoặc khay, sao cho tiện việc tiến hành kỹ thuật.
- Cắm kim thông khí trƣớc, kim truyền sau vào nút chai dung dịch muối sinh lý 0,9%, khoá lại đậy nắp ambu.
- Treo chai truyền dịch lên cọc truyền và tiến hành đuổi không khí trong bộ dây ra (kỹ thuật giống bài tiêm truyền)
Thuviendientu.org
- Lắp kim vào bơm tiêm có nƣớc muối sinh lý 0,9%. - Chọn vị trí truyền rồi đặt tấm nylon và gối kê tay ở dƣới. - Buộc dây cao su cách vùng đó 3cm.
- Sát khuẩn bằng cồn vùng tiêm 2 lần xoáy chôn ốc từ trong ra ngoài. - Sát khuẩn tay điều dƣỡng viên lần 2.
- Cầm bơm tiêm có gắn kim chếch 30? so với mặt da, đƣa kim đúng vào tĩnh mạch, (nếu là kim bƣớm thì không phải dùng bơm tiêm )
- Khi kim vào tĩnh mạch dùng tay trái tháo dây cao su buộc, sau đó lấy ngón nhẫn của tay trái đè lên mũi vát của kim, ngón cái và ngón trỏ giữ đốc kim, tay phải tháo bơm tiêm để xuống khay quả đậu rồi cầm kìm kẹp ở đầu của bộ dây truyền lắp vào đốc kim, mở kìm, mở khoá cho dịch chảy vừa phải.
- Lót miếng gạc đã hấp ở dƣới đốc kim và gập hai đầu gạc cho gọn gàng và cố định băng dính vào da bệnh nhân.
- Rút gối nhỏ và tấm nylon ở dƣới tay bệnh nhânvà đặt nẹp buộc cố định (nếu bệnh nhân giãy giụa nhiều thì buộc nẹp, tay vào thành giƣờng).
- Rút kim ở chai dung dịch muối sinh lý chuyển sang chai máu đã treo bên cạnh. - Làm phản ứng sinh vật: Cho chảy bình thƣờng đƣợc 4ml rồi cho chảy chậm lại 8-10 giọt/phút.
Sau 5 phút, nếu không có triệu chứng gì thì cho chảy tốc độ bình thƣờng 200ml nữa và lại cho chảy chậm 8-10 giọt/phút, sau 5 phút không có triệu chứng gì xảy ra thì mới cho chảy bình thƣờng.
Nếu trƣờng hợp cấp cứu do mất lƣợng máu quá nhiều thì sẽ có chỉ định đặc biệt riêng và bác sĩ theo dõi sát.
- Trong khi truyền nếu bệnh nhân mỏi mệt, giúp họ thay đổi tƣ thế nhẹ nhàng.
- Ghi vào bảng theo dõi và ghi vào hồ sơ tình trạng bệnh nhân 15 phút đầu khi đƣa máu vào tĩnh mạch (theo dõi các dấu hiệu sinh tồn), 30 phút sau lại lấy mạch, huyết áp, nhịp thở duy trì suốt thời gian truyền.
- Thêo dõi chặt chẽ triệu chứng của những phản ứng xảy ra: Ðau đầu, nôn, sốt, nốt ban, thiểu niệu, rối loạn nhịp thở... và các ống thông có sẵn trên ngƣời bệnh (theo dõi xem ống có tắc không).
- Khi đang truyền, nếu hết ca phải bàn giao cho ca trực mới, phải có ghi chép đầy đủ tình trạng bệnh nhân.
- Khi máu trong chai còn lại 10ml thì thôi không truyền nữa để lại làm chứng.
- Rút kim ra khỏi tĩnh mạch và lấy bông cồn sát khuẩn đặt nhẹ vào vùng tiêm vừa rút kim. - Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và tiếp tục theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và các dấu hiệu phản ứng nếu xảy ra.
- Ghi lại tình hình bệnh nhân từ lúc bắt đầu truyền đến khi bệnh nhân không truyền nữa. - Thu dọn dụng cụ, rửa, hấp.
Cách tính tốc độ truyền máu: