- Chất điện giải cũng có trong thức ăn.
1. Cơ sở lý thuyết
Một trong những nhu cầu cơ bản nhất của mỗi cá nhân là đƣợc cung cấp đủ oxy mọi tế bào trong cơ thể cần đƣợc cung cấp oxy để chuyển hóa, dinh dƣỡng và tạo ra năng lƣợng cần thiết cho sự hoạt động cửa cơ thể. Nếu không có oxy thì tốc độ chuyển hóa tế bào giảm xuống và một số tế bào bắt đầu chết sau khoảng 30 giây nếu không đƣợc cung cấp oxy.
Trung tâm hô hấp điều hành não điều hòa tần số hô hấp. Trung tâm này rất nhạy cảm với nồng độ khí carbonic (CO2) và oxy (O2) ở trong máu, đặc biệt là nồng độ CO2. Khi nồng độ CO2 trong máu tăng lên thì hô hấp tăng lên về tần số và biên độ để tăng đào thải khi thừa.
Tần số hô hấp bình thƣờng ở trẻ sơ sinh là khoảng 40 lần/phút. Ở trẻ nhỏ dƣới 3 tuổi là khoảng 30-35 lần/phút.
Ở trẻ lớn tần số hô hấp khoảng 25-30 lần/phút. Ở ngƣời lớn tần số hô hấp khoảng 14-22 lần/phút.
Bệnh nhân bị nhiễm khuẩn hoặc mắc bệnh đƣờng hô hấp thƣơng có biểu hiện khó thở dẫn đến tình trạng thiếu oxy. Mỗi điều dƣỡng viên phải rất cảnh giác. Thận trọng khi có những vấn đề về hô hấp xảy ra và khi xử trí những vấn đề đó.
1.1 Bệnh nhân có nguy cơ thiếu oxy.
1.1.1. Tắc nghẽn đƣờng hô hấp vì bất cứ nguyên nhân gì: đờm, dãi, dịch, dị vật, co thắt, sƣng nề. sƣng nề.
1.1.2. Hạn chế hoạt động của lồng ngực ví dụ:
Hậu phẫu ở bụng, chấn thƣơng lồng ngực, bệnh lý của cột sống, tình trạng viêm nhiễm nhƣ viêm phúc mạc.
1.1.3. Suy giảm chức năng của hệ thống thần kinh có tham gia quá trình hô hấp, ví dụ: viêm não, chấn thƣơng sọ não, hôn mê, bệnh nhân đƣợc gây mê toàn thân, tai biến mạch máu não và các bệnh gây liệt nhƣ: bại liệt, đa xơ cứng.
1.1.4. Cản trở sự khuếch tán của khí trong phổi: Tình trạng này thƣờng do khối u trong phổi và các bệnh: Khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thƣơng. phổi và các bệnh: Khí phế thũng, tắc mạch phổi và chấn thƣơng.
Thuviendientu.org
1.1.5. Thiếu oxy trong không khí do điều kiện, hoàn cảnh môi trƣờng. Ví dụ: Môi trƣờng quá nóng, quá nhiều khói, sƣơng hoặc không khí quá loãng ở nơi có áp suất khí quyển cao.
1.2. Dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy.
- Bệnh nhân kêu khó thở. Bệnh nhân thƣờng kêu: "tôi không thở đƣợc" hoặc "tôi cảm thấy là bị nghẹt thở".
- Bệnh nhân thƣờng phải ngồi dậy để thở
- Bệnh nhân biểu hiện lo âu, hoảng hốt, bồn chồn - Vật vã kích thích
- Giảm thị lực
- Trí nhớ giảm, có thể lẫn lộn
- Giảm trƣơng lực và sự phối hợp của cơ
- Trong giai đoạn đầu: huyết áp, mạch và tấn số hô hấp tăng vì tim đập tăng lên để đáp ứng nhu cầu oxy của cơ thể.
- Trong giai đoạn muộn: bệnh nhân có biểu hiện tím tái, thở dốc, rút làm co kéo các cơ hô hấp. Huyết áp và mạch giảm. Mất khả năng vận động đi lại.
Xét nghiệm phân tích khí máu động mạch thấy PaCOa tăng PaO2 giảm
1.3. Lƣu ý khi sử dụng oxy liệu pháp.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu và triệu chứng của thiếu oxy thì thƣờng đƣợc chỉ định sử dụng dƣới các hình thức khác nhau nhƣ: qua ống thông mũi hầu, qua mặt nạ hoặc lều oxy, phƣơng pháp lều oxy hiện nay ít khi đƣợc sử dụng.
Oxy là một khí không màu, không mùi, không vị. Trong không khí oxy chiếm tỷ lệ xấp xỉ 21%. Oxy rất cần cho sự sống nhƣng việc sử dụng oxy cũng có những mặt trái của nó vì:
- Oxy là một chất khí dễ cháy, nổ: phải đề phòng cháy, nổ.
- Khi sử dụng oxy thì khả năng nhiễm khuẩn cao vì vi khuẩn phát triển nhanh trong môi trƣờng khí oxy và dễ dàng xâm nhập vào bộ máyhô hấp đã bị thƣơng sẵn, cần đề phòng nhiễm khuẩn.
- Oxy là một khí khô nên nếu không đƣợc làm ẩm thì thở oxy sẽ làm khô các tế bào bộ máy hô hấp do vậy giảm sức đề kháng với sự nhiễm khuẩn.
- Khi nồng độ oxy trong máu cao thì lại gián tiếp ức chế trung tâm hô hấp thậm chỉ dẫn đến ngừng thở.
- Cần điều chỉnh lƣu lƣợng chính xác