- Phan Bội Châu (1867-1940), tên thở nhỏ là Phan Văn San, hiệu Sào Nam, người làng Đan Nhiệm nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, Nghệ An. - Ông đã từng đỗ giải Nguyên (năm 33 tuổi)
- Bài thơ Vào nhà Ngục Quảng Đông là bài thơ ở trong tác phẩm Ngục trung thư (1914)
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản.
Cho Hs đọc bài thơ chú thích Chú ý các chú thích 1,2 và 6.
Gv: Phân tích câu 1-2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà thi sĩ khi rơi vào vòng tù ngục
? Tại sao khi đã bị kẻ thù bắt nhốt vào nhà ngục mà tác giả vẫn xem mình là hào kiệt, nhất là vẫn phong lưu? Quan niệm chạy mỏi
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hai câu đề. (1-2)
Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu Chạy mỏi chân thì hãy ở tù.
chân thì hãy ở tù thể hiện tinh thần, ý chí như thế nào của PBC.
TL: Hai câu đầu thể hiện tư thế tinh thần, ý chí của người anh hùng, nhà các mạng trong những ngày đầu ở tù mà còn thể hiện 1 quan niệm của ông về cuộc đời và sự nghiệp.
- Bị tù là bị giam hãm, bị tra tấn, bị đói, khát, bị đánh đập, đài ải, bị mất tự do. Với bao thiếu thốn ngày đêm thử thách nhưng câu thơ đầu khẳng định tinh thần, ý chí của người tù: vẫn không thay đổi, không giảm sút phẩm chất hào kiệt lối sống phong lưu. Nghĩa là vừa ngang tàn, bất khuất vừa ung dung, đường hoàng.
- Câu 2 như gợi 1 nét cười. Nhịp thơ bổng đổi từ 4/3 thành 3/4. Người anh hùng quan niệm cuộc đời là 1 cuộc - những cuộc chạy trên đường xa. Để về đến đích, thường khó có thể chạy liền 1 hơi, 1 mạch. Cần phải tạm nghỉ ở vài chặng. Nhà tù là nơi nghỉ chân bất đắc dĩ, là nơi người tù yêu nước rèn luyện ý chí, suy nghĩ để rút ra những bài học, khi được tự do lại tiếp tục trên con đường đấu tranh vì độc lập của đất nước. Đó trở thành 1 quan niệm sống của PBC nói riêng của các nhà cách mạng nói chung.
⇒ Hai câu có giọng điệu đùa cợt khi nói về 1 biến cố trọng đại có quan hệ đến sự sống chết của người tù không chỉ chứng tỏ tác giả đã hoàn toàn tự giác, ý thức được hoàn cảnh và vựơt lên hoàn cảnh, mặc dù PBC đang bị xiềng xích giam chung với bọn tù. Cho Hs đọc 2 câu 3,4
Gv: cho biết giọng điệu của 2 câu thơ này có gì thay đổi so với 2 câu trên? Vì sao.
TL: Có sự thay đổi. Từ nhẹ nhàng, cười cợt chuyển qua suy ngẫm, trầm ngâm. Hai câu trên hướng vào hiện đại, hướng ra ngoài, thì 2 câu dưới chủ yếu hướng ra ngoài, nhưng ở tầm rộng và bao quát hơn. Gắn liền với sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảm chung của đất nước, của nhân loại. Trầm mà thống thiết, tâm trạng đau đớn của người anh hùng đầy khí phách, hoàn toàn không phải là tiếng than vãn, thở dài.
? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào? TL: Than thân chăng? một người có thể coi thường hiểm nguy đến thế, 1 người ngay từ lúc dấn thân vào con đường hoạt động CM đã nguyện gắn cuộc đời mình với tồn vong của đất nườc như PBC “Non sông đã chết sống thêm nhục” (Lưu biệt khi ra nước
⇒ Hai câu thơ nói lên khẩu khí ngang tàn của người thanh niên cách mạng mặc dù bị xiềng xích trong nhà tù nhưng vẫn tạm coi đó là nơi nghỉ chân.
- ý chí của người tù là vẫn không thay đổi, không giảm sút phẩm chất hào kiệt lối sống phong lưu.
2. Hai câu thực. (3-4)
- Tâm trạng đớn đau của người anh hùng đầy khí phách, hoàn toàn không phải là tiếng than vãn.
- PBC là người hoạt động cách mạng tự nguyện gắn cuộc đời mình với cách mạng.
⇒ Đây là nỗi đau lớn lao trong tầm hồn của bậc anh hùng.
ngoài). Con người ấy đâu cần than cho số phận cá nhân mình ! Tình cảnh 1 dân tộc mất nước lúc này cũng nào có khác gì? Gắn liền sóng gió của cuộc đời riêng với tình cảnh chung của đất nước, của nhân dân câu thơ giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao của người tù yêu nước. Đó là nỗi đau lớn lao trong tầm hồn bậc anh hùng.
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu 4 câu tiếp theo.
Hoạt động 3: HDHS tìm hiểu 4 câu tiếp theo.
? Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của cặp 5-6? Lối nói khoa trương ở đây có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng hào kiệt này?
TL: Ý nghĩa: Là khẩu khí của bậc anh hùng, hào kiệt, cho dù có ở tình trạng bi kịch đến mức độ nào thì chí khí vẫn không dời đổi, vẫn 1 lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời (Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế), Vẫn có thể ngạo ngễ cười trước mọi thủ đoạn khủng bố tàn bạo của kẻ thù (cười tan cuộc oán thù)
- Tác dụng của lối nói khoa trương: Gây ấn tượng mạnh, nhưng đó vẫn là cách nói quen thuộc của các nhà nho, nhà thơ trung đại. ? Nêu ý nghĩa hai câu kết
TL: Hs thảo luận.
? Nêu nghệ thuật của bài.
TL: Cách từ lặp lại từ “còn” ở giữa câu thơ buộc người đọc phải ngắt nhịp 1 cách mạnh mẽ, làm cho lời nói dõng dạc, dứt khoát, tăng ý khẳng định cho câu thơ
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
TL: Chân dung tự họa về nhà thơ – người lãnh tụ yêu nước, cách mạng trong nhà tù: kiên cường, hiên ngang, bất khuất, tràn đầy tinh thần lạc quan, tin tưởng vào tương lai vào sự nghiệp đấu tranh cứu dân cứu nước. - Thể thơ đường luật
3. Hai câu luận. (5-6)