Tổ chức ôn tập.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tập 2 (Trang 122 - 125)

- Chữa lỗi diễn đạt (1 tiết) Viết bài Tập làm văn số 7 ( 2 tiết)

Tổ chức ôn tập.

- HS đã đợc thông báo trớc về tiết ôn tập này, đã hệ thống lại lý thuyết và làm các bài tập trong SGK.

- GV có thể vừa kiểm tra lý thuyết vừa luyện tập thực hành để củng cố lý thuyết.

- GV cho HS lần lợt làm các bài tập của các phần theo bố cục của SGK.

Hoạt động 1: 1. Ôn tập các kiểu câu.

Bài tập 1: GV cho HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời, lớp trao đổi. GV bổ sung.

Yêu cầu : Cả 3 câu đều là câu trần thuật.

Bài tập 2: Đặt câu nghi vấn. HS làm việc độc lập. Đứng tại chỗ trả lời. Lớp trao đổi, góp ý. GV bổ sung. HS sửa vào vở bài tập.

Yêu cầu:

+ Cái bản tính tốt của ngời ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau ích kỷ che lấp mất không?

+ Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của ngời ta? + Cái bản tính tốt của ngời ta có thể bị những gì che lấp mất?

Bài tập 3 : Đặt câu cảm thán có từ "buồn" (hoặc vui, hay đẹp...) Cách tổ chức (giống bài tập 1, 2).

Yêu cầu + Chao ôi buồn ! + Ôi buồn quá ! + Buồn ơi là buồn !...

Bài tập 4: Yêu cầu nhận diện các kiểu câu là: + Câu trần thuật là các câu 1, 3, 6.

+ Câu cầu khiến là câu 4.

+ Câu có hình thức cấu tạo là kiểu câu nghi vấn : câu 2, 5, 7.

+ Câu nghi vấn dùng để hỏi là câu 7. (ăn hết tiền lấy gì mà ma chay?) + Câu nghi vấn không dùng để hỏi là câu 2, 5.

+ Câu phủ định bác bỏ là câu 6. (bác bỏ nội dung câu 4, 5).

Hoạt động 2. II. ÔN tập về hành động nói.

Do nội dung quá dài, GV tổ chức cho HS giải các bài tập trong SGK. (giao việc cho cá nhân hoặc nhóm). GV bổ sung. Yêu cầu nh sau:

Bài tập 1: Xác định hành động nói của các câu trong bảng: - Kể, trình bày.

- Bộc lộ cảm xúc ngạc nhiên trớc sự lo xa của lão Hạc. - Trình bày, nhận định về sức khoẻ của lão Hạc.

- Điều khiển, đề nghị lão Hạc để tiền mà ăn. - Trình bày giải thích tiếp ý trên.

- Trình bày, bác bỏ ý ông giáo.

- Hỏi chính mình (hết tiền lúc chết lầy gì lo liệu).

Bài tập 2: Sắp xếp các câu ở bài tập 1 theo các cột nh sau: Số TT

cho sẵn Hình thức của các kiểu câu

Hành động nói

đợc thực hiện Cách dùng

(1) câu kể trình bày trực tiếp

(2) câu hỏi bộc lộ cảm xúc gián tiếp

(3) câu cảm thán trình bày trực tiếp

(4) câu cầu khiến điều khiển trực tiếp

(5) câu cảm thán trình bày gián tiếp

(6) câu phủ định trình bày trực tiếp

(7) câu hỏi hỏi trực tiếp

Hoạt động 3: III. ÔN tập về chọn trật tự từ trong câu.

GV cho HS lần lợt giải quyết các bài tập.

Vì thời gian trong 1 tiết nên HS đứng tại chỗ trả lời. GV bổ sung. HS tự sửa chữa trong vở bài tập.

Đáp án nh sau:

Bài tập 1: Giải thích lý do sắp xếp các cụm từ in nghiêng trong văn bản Thánh Gióng:

- Con ngựa sắt có giá trị lớn hơn cái roi sắt. Ngựa, roi sắt là để tấn công (đánh), giáp sắt để phòng bị (đỡ) → đánh đợc quan tâm trớc đỡ.

- Các trạng thái và hoạt động của sứ giả đợc sắp xếp theo đúng trình tự: đầu tiên là tâm trạng kinh ngạc, sau đó là mừng rỡ, cuối cùng là hoạt động về tâu vua.

Bài tập 2: Giá trị khác nhau của trật tự từ trong câu: - a: Nối kết câu (ý vua - ý vua).

- b: Nhấn mạnh, làm nổi bật đề tài của câu nói (của Bác - của Bác).

Bài tập 3: Đối chiếu 2 câu, tìm tính nhạc khi đổi trật tự từ man mác (câu a rõ tính nhạc hơn).

Hớng dẫn học ở nhà.

+ Suy nghĩ sâu hơn, kỹ hơn về các nội dung ôn tập (ngữ pháp, hành động nói, chọn trật tự từ trong câu... để chuẩn bị cho tiết kiểm tra Tiếng Việt ở bài 32).

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tập 2 (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w