Tiết 3: Câu trần thuật

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tập 2 (Trang 46 - 48)

I. Tìm hiểu chung

Tiết 3: Câu trần thuật

* Mục tiêu cần đạt :Giúp HS : Giúp HS :

- Hiểu rõ đặc điểm của câu trần thuật, phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác.

- Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp.

* Tiến trình lên lớp :

a. ổn định lớp. kiểm tra bài cũ: - GV ổn định những nền nếp bình thờng. - Kiểm tra bài cũ.

+ Đặt 3 câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán cùng nội dung mùa thu... + HS đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét.

+ GV đánh giá, bổ sung, chuyển tiếp vào bài mới: Câu trần thuật.

b. Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

- GV cho HS đọc các đoạn văn a, b, c và các câu hỏi về :

+ Có dấu hiệu của câu cảm thán, nghi vấn, cầu khiến không ?

+ Các câu này dùng để làm gì ?

- Các câu trên không có dấu hiệu hình thức của câu cầu khiến, nghi vấn, cảm thán (các từ và các dấu câu).

Đó là những câu trần thuật, dùng để

trình bày (đoạn a), để kể (đoạn b), để

miêu tả (đoạn c), để nhận định và bộc lộ tình cảm (đoạn d).

- GV cho HS hệ thống lại kiến thức về câu trần thuật, 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK. GV tổng kết, HS ghi các ý chính.

- Ghi nhớ (SGK)

Câu trần thuật không có dấu hiệu hình thức nh những kiểu câu khác; thờng dùng để kể, trình bày, miêu tả... cũng có khi dùng để yêu cầu, đề nghị, biểu lộ cảm xúc... thì dùng dấu chấm than. Thờng dùng dấu chấm khi kết thúc. Là kiểu câu rất phổ biến trong giao tiếp.

Hoạt động 2 : ii. luyện tập.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 1. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét, GV bổ sung, HS sửa chữa trong bài làm.

Bài tập 1 :

+ Đoạn a. Cả 3 câu đều là câu trần thuật (câu 1 để kể, câu 2 và 3 để biểu lộ tình cảm của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt).

+ Đoạn b. Câu 1 là câu trần thuật dùng để kể. Câu 2 là câu cảm thán (biểu lộ cảm xúc), câu 3 và 4 là câu trần thuật biểu lộ cảm xúc: cảm ơn.

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 2 về câu dịch nghĩa và câu thơ dịch. So sánh về kiểu câu và tác dụng của 2 câu dịch nghĩa và dịch thơ. HS làm việc theo nhóm, các nhóm trao đổi, trình bày. Lớp nhận xét. GV bổ sung.

Bài tập 2 :

+ Câu dịch nghĩa : Cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ? là câu nghi vấn, ý nghĩa : đêm trăng đẹp gây xúc động cho nhà thơ.

+ Câu thơ dịch : Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ là câu trần thuật, biểu lộ cảm xúc mãnh liệt của Bác trớc cảnh đẹp của đêm trăng.

- GV cho 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3. HS làm việc độc lập, đứng tại chỗ trả lời. Lớp nhận xét. GV bổ sung HS ghi vào vở.

Bài tập 3 :

Câu a. Câu cầu khiến, dùng để cầu khiến (đi) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu b. Câu nghi vấn, dùng cầu khiến nhng nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự (có thể).

Câu c. Câu trần thuật, có ý cầu khiến kín đáo (ở đây không...)

- GV tổ chức cho HS làm bài tập 4 giống cách tổ chức bài tập 3

Bài tập 4 :

Câu a. Câu trần thuật, biểu hiện yêu cầu, đề nghị (Em chịu khó...)

Câu b. Câu trần thuật, biểu hiện tình cảm (Em muốn...).

- GV cho HS đọc yêu cầu bài tập 5. GV đặt mẫu 1 câu, sau đó cho HS đứng tại chỗ trả lời (theo mẫu)

Bài tập 5 :

Mẫu : Tôi đã nói với nó chúng tôi sẽ đến (hứa hẹn).

c. Hớng dẫn học ở nhà.

- Nắm đặc điểm, chức năng câu trần thuật (có so sánh với các kiểu câu khác). - Làm bài tập 6 (viết đoạn đối thoại).

- Chuẩn bị cho tiết sau (viết bài tập làm văn số 5 - văn thuyết minh). HS ôn tập lại lý thuyết và các bài tham khảo.

Một phần của tài liệu Giáo án Ngữ văn 8 tập 2 (Trang 46 - 48)