- GDP Lao động
3.2.5. Đẩy mạnh di dân chủ động, có tính toán cụ thể nhằm phát triển vùng kinh tế mớ
kinh tế mới
Là tỉnh "đất chật, người đông", mật độ dân số cao nhất cả nước (1.188 người/km2, gấp 5,7 lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước); vì vậy, vấn đề di dân phát triển vùng kinh tế mới là một giải pháp quan trọng góp phần vào giải quyết việc làm cải thiện đời sống của nhân dân trong tỉnh.
Những năm gần đây công tác di dân trong tỉnh đã thu được một số kết quả quan trọng: "Chỉ tính trong 4 năm (2001 - 2004) đưa dân đi phát triển vùng kinh tế mới được 852 hộ, với số khẩu 2.918 khẩu và 1.883 lao động. Di dân dưới hình thức lập nghiệp lâu dài tại các đơn vị quốc phòng được 382 lao động, trong đó tại binh đoàn 15 là 121 lao động và binh
đoàn 16 là 261 lao động" [4, tr. 8].
Tuy nhiên, công tác di dân phát triển vùng kinh tế mới ở tỉnh còn bộc lộ nhiều thiếu sót tồn tại, tốc độ còn chậm, hình thức di dân tự phát nghèo nàn, chưa đa dạng, mới thực hiện di dân ngoài tỉnh, chưa chú ý đến việc di dãn dân trong địa bàn tỉnh nên mật độ dân số ở các huyện, vùng không đồng đều.
Nguyên nhân cơ bản của những yếu kém trên là do còn ảnh hưởng tâm lý xã hội cũ, nhiều người còn có quan niệm sai lệch di dân là "Tha phương, cầu thực", chưa có quan niệm mới đúng đắn "Đất nước đẹp giàu, đâu cũng là quê hương". Mặt khác, chính sách đối với di dân xây dựng vùng kinh tế mới chưa đủ mạnh, cơ sở hạ tầng ở vùng đưa dân đến thấp kém, do chưa có sự tính toán khoa học, cụ thể nên đời sống của dân di cư gặp nhiều khó khăn (ví dụ: năm 2001 Thái Bình đưa 88 hộ, với tổng số 354 người đi phát triển kinh tế mới ở huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng. Do cơ sở hạ tầng: điện, đường, trường, trạm, nước sạch... xây dựng chưa đồng bộ nên đời sống người dân đi xây dựng kinh tế mới ở nơi này lúc đầu gặp rất nhiều khó khăn).
Để khắc phục những yếu kém tồn tại trên; đẩy mạnh, nhân rộng và phát triển vùng kinh tế mới nhằm tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống của nhân dân. Công tác di dân từ nay đến năm 2010 tỉnh cần tập trung thực hiện tốt các mục tiêu: "Bình quân mỗi năm đưa dân đi xây dựng kinh tế mới ngoài tỉnh từ 38.000 đến 40.000 người. Trong đó: đưa dân đi phát triển kinh tế mới từ 3.800 hộ đến 4.500 hộ với 18.000 - 20.000 người, đưa lao động vào các binh đoàn quân đội làm kinh tế lâu dài từ 5.000 người trở lên, di dân nội tỉnh từ 3.500 hộ đến 4.500 hộ với trên 20.000 người" [4, tr. 9].
Để thực hiện được mục tiêu trên, tỉnh cần phải thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau:
Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ và nhân dân có quan niệm đúng đắn đối với vấn đề di dân, xây dựng và phát triển vùng kinh tế mới, coi đó vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi và là trách nhiệm của mỗi người dân, với tư tưởng mới tiến bộ: "Đất nước đẹp giàu, đâu cũng là quê hương". Người đi xây dựng và phát
triển vùng kinh tế mới là đi làm giàu cho gia đình mình và cho quê hương, góp phần phân bố lại dân cư, tổ chức lại sản sản xuất, phát huy và khai thác thế mạnh của từng vùng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường thế trận an ninh nhân dân và quốc phòng toàn dân.
Hai là, thông tin đầy đủ cho nhân dân biết về tình hình địa lý tự nhiên, đất đai, khí hậu, văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng và những thuận lợi khó khăn ở vùng dự định đưa dân đến, để dân biết, dân bàn và tự nguyện ra đi lập nghiệp ở vùng kinh tế mới.
Ba là, tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở những vùng kinh tế mới. Tỉnh cần phải dành ngân sách thá¢a đáng để đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng ở những vùng kinh tế mới một cách hoàn chỉnh, đồng bộ trước khi đưa dân đến, nhằm khắc phục sự chênh lệch về đời sống vật chất và tinh thần giữa quê hương cũ và quê hương mới. Đồng thời, cần có chính sách ưu đãi đặc biệt cho dân đi xây dựng phát triển kinh tế mới như: các chính sách cấp đất ở, đất canh tác, miễn thuế, cấp vốn; thực hiện các quyền chuyển nhượng nhà ở, đất thổ cư, đất nông nghiệp và các quyền lợi khác... một cách thá¢a đáng, thuận lợi, nhanh chóng đảm bảo được quyền lợi và tạo ra tâm lý phấn khởi cho người dân ra đi xây dựng và phát triển vùng kinh tế mới.
Bốn là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác di dân phát triển vùng kinh tế mới; phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh vừa có ý nghĩa thực tiễn trước mắt, vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Đồng thời, phải chú trọng kiện toàn tổ chức di dân từ tỉnh đến huyện phù hợp với yêu cầu thực tiễn để thường xuyên nắm bắt tình hình, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc để thực hiện tốt nhiệm vụ vận động, tổ chức nhân dân hăng hái tình nguyện ra đi xây dựng vùng kinh tế mới.
Năm là, tăng cường công tác kiểm tra, rút kinh nghiệm kịp thời việc di dân phát triển vùng kinh tế mới ở từng địa bàn và từng đợt. Chú trọng xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến ở những vùng quê hương mới mà người Thái Bình đang sinh sống, tạo ra sức hút mạnh mẽ lôi cuốn nhiều gia đình và nhiều người lao động hăng hái tình nguyện
ra đi xây dựng quê hương mới, góp phần giải quyết vấn đề lao động và việc làm một cách thiết thực và hiệu quả.