- GDP Lao động
2.3.3. Đào tạo nguồn nhân lực chưa gắn kết với giải quyết việc làm
Nguồn lao động với tư cách là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất nó được đề cập đến trên hai mặt cơ bản: số lượng và chất lượng, trong đó chất lượng lao động giữ vai trò quyết định. Nếu số lượng lao động phản ảnh quy mô, tiềm năng đóng góp của lao động vào sự phát triển kinh tế thì chất lượng lao động là yếu tố quyết định để nguồn lực lao động làm việc có năng suất và hiệu quả cao.
Quá trình phát triển nguồn nhân lực chịu sự tác động của 5 nhân tố: giáo dục đào tạo, sức khá¢e dinh dưỡng, môi trường, việc làm và sự giải phóng con người. Các nhân tố trên có quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó giáo dục đào tạo là cơ sở của các nhân tố khác. Bởi vậy, các nước trên thế giới (kể cả các nước phát triển cũng như nước đang phát triển) đều coi giáo dục đào tạo là nhân tố quyết định tới sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia.
Ngày nay, khoa học - công nghệ phát triển nhanh như vũ bão đã tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Trước những tác động đó, đòi hỏi người lao động phải có trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật cao để biết thích ứng phù hợp với những vấn đề nảy sinh của thực tiễn khách quan. Muốn đạt được điều đó chỉ có con đường duy nhất là thông qua giáo dục đào tạo. Phải coi giáo dục đào tạo và khoa học - công nghệ là "quốc sách hàng đầu" trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với Thái Bình, vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực lao động được đặt ra hết sức bức xúc. Đến 31/12/2004, tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh là 1.004.398 người; trong số này chủ yếu là lao động làm việc ở khu vực nông nghiệp, nông thôn (chiếm 72%), chưa qua đào tạo. Vì vậy, số lao động này khó có thể làm việc ở các khu công nghiệp và cũng khó có khả năng chuyển sang các hoạt động khác (ngoài nông nghiệp) ngay trên địa bàn nông thôn. Qua khảo sát, nghiên cứu công tác đào tạo nghề ở
tỉnh Thái Bình cho thấy: số lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, tốc độ đào tạo nghề cho người lao động chuyển biến chậm, từ 20,1% năm 2001 sau 4 năm, đến năm 2004 số lao động được đào tạo cũng chỉ có 27,7% [24, tr. 3].
Mặt khác, chất lượng đào tạo chưa được coi trọng, cơ cấu đào tạo bất hợp lý, không gắn kết đào tạo với nhu cầu của thị trường sức lao động; do đó, nhiều người đã qua đào tạo vẫn không thể tìm được việc làm trong khi nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn không thể tuyển đủ số lao động có kỹ thuật để bố trí vào dây chuyền sản xuất.
Tình hình trên dẫn đến thực trạng hiện nay là Thái Bình vừa thừa lại vừa thiếu lao động, thừa lao động giản đơn và cả lao động đã qua đào tạo nhưng lại thiếu lao động có kỹ năng chất lượng cao. Đây là sự bất cập lớn trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh không đáp ứng được yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ngoài ra, còn bộc lộ sự yếu kém của tỉnh trong vấn đề sử dụng nguồn lực lao động: chưa tạo ra nhiều chỗ việc làm phù hợp với lực lượng lao động phổ thông; chưa biết học tập kinh nghiệm giải quyết vấn đề việc làm của một số nước có những đặc điểm tương đồng để tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Để thấy rõ hơn điều đó, tác giả xin nêu cách làm của Nhật Bản như sau: một trong những giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề việc làm thu hút rộng rãi lao động ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi là áp dụng "cơ cấu kinh tế hai tầng" với sự tồn tại song song của hai khu vực kinh tế: kinh tế truyền thống (gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và khu vực kinh tế hiện đại. Vì vậy, không những đã thu hút đông đảo lực lượng phổ thông có tay nghề thấp mà còn cho phép sử dụng cả lao động nhàn rỗi ở mọi lứa tuổi phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ, là nơi tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp lớn khi thiếu việc làm. Do đó, sự tồn tại của khu vực sản xuất kinh doanh nhỏ được ví như "chiếc van an toàn" cho các xí nghiệp lớn và công nhân của họ.
Từ việc nghiên cứu trên cho thấy: sự bất cập, yếu kém trong phát triển nguồn nhân lực của tỉnh thể hiện ở cả khâu cung ứng lẫn khâu sử dụng lao động, đã làm cho sức ép về lao động và việc làm luôn căng thẳng.
một số việc sau:
- Xây dựng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực từ nay đến 2020.
- Tăng cường đầu tư mọi mặt cho giáo dục đào tạo, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động.
- Thực hiện từng bước "xã hội hóa" giáo dục - đào tạo, kết hợp với chính sách hỗ trợ đào tạo cho một số đối tượng như: gia đình có công với cách mạng, con em gia đình nghèo vượt khó, bộ đội xuất ngũ…