Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 84 - 85)

- GDP Lao động

3.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp

Mục tiêu phát triển công nghiệp giai đoạn 2005 - 2010 là tập trung đầu tư phát triển mạnh mẽ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hình thành một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung có tính đột phá, mở đường. Ưu tiên phát triển nghề và làng nghề. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm là 13%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm 23%, thu hút 15% tổng số lao động xã hội của tỉnh [26, tr. 48]. Để thực hiện được mục tiêu trên, góp phần vào vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh cần tập trung vào giải quyết tốt các việc sau:

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển mạnh công nghiệp nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu tại chỗ và có khả năng thu hút nhiều lao động như các ngành: may mặc, giày gia, vật liệu xây dựng, chế biến lương thực, thực phẩm...

- Tập trung xây dựng và phát triển ngành công nghiệp của tỉnh theo "mô hình 3 tầng":

Tầng 1: các xí nghiệp chủ đạo (công nghiệp tập trung);

Tầng 3: thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn [29, tr. 30].

- Xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dịch vụ tập trung phấn đấu đến năm 2006 hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp đã quy hoạch ở thành phố Thái Bình, Tiền Hải, Thái Thụy; từng bước xây dựng các cụm công nghiệp ven quốc lộ số 10, các cụm công nghiệp, dịch vụ ở các trị trấn, thị tứ.

- Tập trung khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống, du nhập các nghề mới, chú trọng phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, mạnh dạn đổi mới đầu tư công nghệ, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền để nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, đáp ứng được nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, du nhập và phát triển các nghề mới nhằm phát huy thế mạnh của địa phương, giải quyết việc làm, tăng thu nhập tạo điều kiện phân bố lại lao động nông nghiệp, nông thôn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Chuyển đổi một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu lao động về mặt chất, tạo ra một lực lượng lao động mới ở nông thôn từ lao động phổ thông trở thành lao động có kỹ thuật.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)