Chính sách khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển ngành, nghề mớ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 28 - 29)

phát triển ngành, nghề mới

Một trong những tiềm năng và thế mạnh của nước ta là có nhiều nghề truyền thống có từ rất lâu đời. Đó là những nghề: dệt tơ lụa, gốm sứ, đúc đồng, sơn mài, khảm trai, chế biến các món ăn đặc sản… nằm rải rác ở tất cả các vùng, miền trong cả nước. Nghề truyền thống có khả năng thu hút nhiều lao động, tận dụng được lao động tại chỗ, giải quyết được việc làm cho nhiều người với nhiều lứa tuổi khác nhau.

Đi đôi với khôi phục và phát triển nghề truyền thống cần phải có chính sách du nhập và phát triển ngành, nghề mới để tạo ra nhiều việc làm mới cho người lao động, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn đang thiếu việc làm.

Để khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển nhiều ngành nghề mới, Nhà nước cần phải có cơ chế chính sách trợ giúp và khuyến khích các cơ sở sản xuất và hộ gia đình như: cho thuê mặt bằng sản xuất, miễn giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất thấp, phát triển các hội, hiệp hội theo các ngành nghề truyền thống để giúp đỡ nhau về công nghệ, vốn và thị trường, tiếp nhận công nghệ mới và các dự án quốc tế…

Thực tiễn cho thấy, những năm qua nhờ có chính sách đúng đắn nên chúng ta đã khôi phục được nhiều nghề truyền thống đã một thời bị mai một, mở mang, phát triển

được nhiều ngành, nghề mới. Tuy nhiên, tiềm năng này còn rất lớn, đòi hỏi Nhà nước phải tổng kết để rút kinh nghiệm, có cơ chế chính sách mới hữu hiệu, tiếp tục nhân rộng, phát triển nhiều làng nghề, xã nghề trên mọi miền của đất nước; tạo mở nhiều việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 28 - 29)