Phương hướng giải quyết việc là mở tỉnh Thái Bình 1 Các quan điểm cơ bản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 76 - 78)

- GDP Lao động

3.1. Phương hướng giải quyết việc là mở tỉnh Thái Bình 1 Các quan điểm cơ bản

3.1.1. Các quan điểm cơ bản

Một là, cần phải có quan niệm, nhận thức đúng đắn về việc làm.

Để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, tạo mở được nhiều việc làm, trước hết cần phải có quan niệm, nhận thức đúng đắn về việc làm. Theo Điều 13, Chương II của Bộ luật lao động nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm" [3, tr. 42]. Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế đều được coi là việc làm. Cần phải xóa bỏ tâm lý nặng nề đã và đang tồn tại ở Thái Bình cũng như cả nước ta trong nhiều năm nay chỉ coi trọng lao động đang làm việc trong khu vực nhà nước, coi thường và xem nhẹ lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước. Phải thay đổi chuẩn mực và thang giá trị đánh giá cống hiến của người lao động cho xã hội, không phải chủ yếu căn cứ vào làm việc gì, ở đâu, cho ai mà phải căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả được thị trường chấp nhận, đánh giá và trả công như thế nào. Để làm thay đổi quan niệm, nhận thức trên không phải đơn giản, dễ dàng mà là một quá trình phức tạp; trước hết, cần phải tác động vào lớp trẻ, những người chịu ảnh hưởng ít hơn của cơ chế cũ, sau đó nhân rộng ra toàn xã hội.

Hai là, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội để giải quyết việc làm.

Vấn đề giải quyết việc làm là công việc của toàn xã hội, là trách nhiệm và nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, của các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội và của mỗi người lao động. Nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chương trình giải quyết việc làm, có hệ thống chính sách ưu đãi, khuyến khích có liên quan tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm. Những năm gần đây do sự phát

triển của nền kinh tế nhiều thành phần, người lao đé¦ng đã tích cực, chủ động hơn trong vấn đề tự tìm việc làm, tự tạo việc làm; song tâm lý mong chờ Nhà nước chưa phải đã hết. Cùng với quá trình đổi mới, phát huy mạnh mẽ của nền kinh tế nhiều thành phần, đổi mới cách quản lý của Nhà nước sẽ làm cho người lao đé¦ng tích cực, chủ động hơn đồng thời phát huy được sức mạnh của toàn xã hội trong vấn đề giải quyết việc làm.

Ba là, giải quyết việc làm phải căn cứ vào hiệu quả kinh tế - xã hội để lựa chọn các dự án phát triển kinh tế.

Những năm qua, chúng ta đã cố gắng chú trọng tạo việc làm cho người lao động; do đó, đã từng bước hạn chế và khắc phục đáng kể tình trạng không có việc làm hoặc thiếu việc làm, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, do chưa chú trọng đầy đủ đến hiệu quả sử dụng lao động nên mặc dù số người làm việc có tăng nên nhưng nguồn lao động vẫn bị lãng phí nghiêm trọng mà biểu hiện chủ yếu là lãng phí chất xám, thất nghiệp trá hình rất lớn.

Vì vậy, thước đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả vấn đề việc làm, sử dụng nguồn lao động là năng suất, chất lượng và hiệu quả mà nó sáng tạo ra.

Đánh giá hiệu quả vấn đề lao động và việc làm không chỉ đơn thuần ở chỗ có bao nhiêu người làm việc, bao nhiêu người không có việc làm mà quan trọng hơn phải căn cứ vào kết quả hoạt động do nó đem lại. Kết quả đó không chỉ biểu hiện ở hiệu quả và thu nhập cá nhân mà phải đứng trên lợi ích chung của toàn xã hội. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, những tiêu chí cơ bản để xem xét hiệu quả vấn đề việc làm và sử dụng nguồn lao động là phải căn cứ vào khối lượng sản phẩm cả về vật chất và tinh thần được tạo ra trong xã hội, được thị trường chấp nhận.

Bốn là, giải quyết việc làm phải dựa trên cơ sở nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Như đã trình bày ở những phần trước nguồn lao động ở tỉnh trên nhiều mặt còn nhiều bất cập. Nếu chỉ dựa vào lực lượng lao động hiện có rất khó phát huy được vai trò của nó với tư cách là nguồn lực cơ bản để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong

điều kiện hiện nay, con người không thể phát huy được sức mạnh của mình nếu không được đào tạo với trình độ chuyên môn nghề nghiệp nhất định; nếu không có sức khá¢e tốt để làm chủ và nhân lên sức mạnh bản thân. Muốn tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa không thể dựa vào lao động thủ công mà phải dựa vào lao động có khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Vì vậy, nâng cao chất lượng của nguồn lực lao động vừa là yêu cầu tất yếu, cấp bách trước mắt vừa là vấn đề chiến lược, cơ bản, lâu dài. Giữa vấn đề việc làm và chất lượng của nguồn lao động có mối quan hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau; chỉ khi nào được trang bị kiến thức, kỹ năng đầy đủ và có sức khá¢e làm chủ bản thân mình người lao động mới có hy vọng có khả năng tìm được việc làm.

Năm là, đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong quá trình giải quyết việc làm.

Giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp với tiến trình đó, đây là một xu hướng tất yếu và cũng là quy luật của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động tạo ra cơ cấu lao động ngày càng tăng phù hợp với cơ cấu kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi. Chuyển dịch cơ cấu lao động đóng góp vào sự phân bố lại lao động hợp lý giữa các vùng, các ngành, các nghề, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp, tăng cơ hội tìm được việc làm, mang lại thu nhập cao hơn. Do đó, chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần làm xích lại khoảng cách giữa cung và cầu về lao động; và do đó, chuyển dịch cơ cấu lao động được coi là một giải pháp tích cực tạo việc làm, giảm thiểu thất nghiệp. Vấn đề cấp bách đối với Thái Bình hiện nay là giải quyết việc làm cho phần lớn lực lượng lao động tập trung ở nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, giải quyết mối quan hệ giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cũng phải bắt đầu từ nông nghiệp và trên địa bàn nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)