- GDP Lao động
3.2.3. Khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống
Nghề và làng nghề ở Thái Bình đã có từ lâu đời, nhiều nghề và làng nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay.
Từ khi thị trường truyền thống (Liên Xô cũ và Đông Âu) bị thu hẹp, một số nghề và làng nghề truyền thống bị mai một. Việc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống giữ vai trò quan trọng và là biện pháp trọng yếu để giải quyết việc làm cho người lao động; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu: công - nông nghiệp - dịch vụ ở nông thôn; xóa
đói, giảm nghèo, đổi mới bộ mặt nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân ở tỉnh.
Hiện nay, ở Thái Bình có "152 làng nghề, thu hút 15 vạn lao động, chiếm 16% lực lượng lao động trong tỉnh và chiếm 75% tổng giá trị sản xuất ngoài quốc doanh của tỉnh" [28, tr. 2].
Tuy nhiên, việc khôi phục và phát triển làng nghề nhìn chung còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh, phần lớn các sản phẩm sản xuất ra với công nghệ lạc hậu, chủ yếu làm thủ công, chất lượng kém, mẫu mã đơn điệu, sức cạnh tranh hạn chế, bị ép cấp, ép giá, thu nhập của người lao động thấp. Nguyên nhân của tình trạng trên là:
- Về chủ quan:
Tỉnh ủy và ủy ban nhân dân tỉnh chưa nhận thức đầy đủ tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của nghề và làng nghề trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nên chưa đầu tư thá¢a đáng cho việc lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư cho khôi phục và phát triển làng nghề.
- Về khách quan:
Thị trường truyền thống ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ (Liên Xô và Đông Âu) bị thu hẹp, cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, vấn đề hội nhập mở cửa cạnh tranh quyết liệt trên thị trường quốc tế đã tác động không nhỏ đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của làng nghề, làm cho quá trình khôi phục và phát triển làng nghề gặp nhiều khó khăn.
Mục tiêu phát triển nghề và làng nghề của tỉnh từ nay đến năm 2010: "Giá trị sản xuất của ngành nghề tăng bình quân 19%/năm; hàng năm giải quyết việc làm cho 15.000 lao động, GDP bình quân đầu người đối với hộ làm nghề đạt 500 USD trở lên" [28, tr. 3].
Để thực hiện được mục tiêu trên, góp phần vào vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh cần tập trung vào giải quyết tốt các việc sau:
Tỉnh cần xây dựng chính sách hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu vực có nghề và làng nghề tập trung, chính sách ưu đãi về vốn và thuế thu nhập doanh nghiệp.
Hàng năm tỉnh dành một phần ngân sách từ vốn khuyến công, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, quỹ giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo... hỗ trợ cho việc đào tạo nguồn nhân lực, đưa công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, xử lý ô nhiễm môi trường. Tôn vinh khen thưởng những người có công đưa nghề về địa phương; suy tôn kịp thời các danh hiệu cao quý: Nghệ nhân, Người có bàn tay vàng, Bằng lao động sáng tạo... để động viên, khuyến khích mọi người rèn luyện, nâng cao tay nghề.
Hai là, đẩy mạnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của làng nghề.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân trong các thành phần kinh tế chủ động tìm kiếm thị trường theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết.
Sở thương mại chịu trách nhiệm cùng các ngành liên quan, các doanh nghiệp, người sản xuất tìm kiếm thị trường; tổ chức giới thiệu các sản phẩm làng nghề trong tỉnh qua các hé¦i chợ triển lãm, qua mạng Internet để tìm kiếm khách hàng; tổ chức tốt thông tin thị trường, nâng cao năng lực nghiên cứu, xây dựng chiến lược thị trường, phục vụ có hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chấn chỉnh các hoạt động kiểm tra, kiểm soát, thu thuế, quản lý thị trường, khắc phục các hiện tượng gây ách tắc, cản trở sản xuất và lưu thông hàng hóa. Ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh trốn lậu thuế, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng "nhái", bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và quyền lợi của người tiêu dùng theo pháp luật quy định.
Ba là, tăng cường công tác đào tạo nghề cho người lao động.
Đa dạng hóa các loại hình đào tạo cho nhiều loại đối tượng như: đào tạo chủ doanh nghiệp, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật bằng các hình thức đào tạo tập trung, kèm cặp, truyền, dạy nghề tại cơ sở. Khuyến khích các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp đào tạo nghề; du nhập và dạy nghề trong nông thôn; mời các chuyên gia giỏi về địa phương dạy nghề, truyền nghề mới và các nhà khoa học,
các nhà quản lý công nhân có kỹ thuật bậc cao cùng tham gia giảng dạy, truyền nghề.
Bốn là, tạo điều kiện thuận lợi phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn làm đầu tàu, nòng cốt, cung ứng nguyên liệu, tổ chức sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho làng nghề.
Năm là, khuyến khích đầu tư, đưa tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào sản xuất