Kinh nghiệm của Thanh Hóa

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 40 - 43)

triệu người, 80% số dân sống ở nông thôn, cơ cấu lao động trẻ, lực lượng lao động dồi dào chiếm trên 50% dân số trung bình của tỉnh. Tuy có số lượng lao động đông nhưng chất lượng của nguồn lao động rất thấp, thể hiện:

Năm 1977, tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học là 13,26%, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới đạt 12,18%. Hàng năm, toàn tỉnh có trên 3 vạn người đến tuổi lao động chưa có việc làm, chưa kể số lao động của năm trước chuyển sang, Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất lớn, mới sử dụng 70% quỹ thời gian làm việc trong năm [19, tr. 35].

Để giảm sức ép lao động và việc làm, những năm qua Thanh Hóa đã tập trung vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn. Xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến như vùng mía đường, vùng cây nguyên liệu sản xuất giấy, vùng nguyên liệu để sản xuất xi măng…; bảo vệ, chăm sóc, trồng rừng; đầu tư đánh bắt xa bờ; đẩy mạnh nuôi trồng thủy, hải sản; phát triển chăn nuôi đại gia súc; gia súc, gia cầm; khôi phục nghề truyền thống và phát triển ngành, nghề mới; phát triển thương mại dịch vụ…; hàng năm đã tạo ra việc làm mới cho trên 10 vạn lao động, là một trong những tỉnh có những giải pháp tốt về giải quyết việc làm cho người lao động.

Kinh nghiệm giải quyết việc làm của Thanh Hóa có thể khái quát như sau:

1- Tập trung đầu tư đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là ở các lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi, khôi phục các ngành nghề truyền thống; khuyến khích tư nhân và các tổ chức xã hội mở cơ sở dạy nghề.

2- Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm, gắn kết chương trình giải quyết việc làm với các chương trình kinh tế - xã hội.

3- Xây dựng chính sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, tạo mở việc làm mới như: cho vay vốn ưu đãi, miễn giảm thuế 5 năm thời kỳ đầu đối với các ngành nghề mới, cho thuê, mượn mặt bằng để tổ chức sản xuất.

4- Khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, phân vùng ruộng đất ở những nơi sản xuất nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp, điều hòa lợi ích giữa những người sản xuất nguyên liệu với bên chế biến ra thành phẩm

5- Có kế hoạch và quy hoạch di dân từ các vùng có mật độ dân số đông đến các vùng có mật độ dân số ít người; đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động có hiệu quả.

* Những bài học kinh nghiệm rút ra từ giải quyết việc làm ở nước ngoài và trong nước

Từ nghiên cứu kinh nghiệm giải quyết vấn đề việc làm có tính điển hình ở nước ngoài (Nhật Bản, Trung Quốc) và một số tỉnh, thành trong nước; đối với Thái Bình là một tỉnh thuần nông, "đất chật, người đông", lao động phổ thông là chủ yếu, để giải quyết việc làm có hiệu quả cần vận dụng những bài học kinh nghiệm sau:

1- Chú trọng đầu tư, phát triển giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nghề cho người lao động.

2- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

3- Khôi phục và phát triển nghề truyền thống, du nhập và phát triển ngành nghề mới.

4- Xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách đầu tư thông thoáng để tạo nên "sức hút" đầu tư; lựa chọn đầu tư phát triển những ngành nghề có công nghệ phù hợp với khả năng, trình độ của người lao động Thái Bình như: dệt, may, giày da, hàng mỹ nghệ cao cấp...

5- Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.

6- Xây dựng phát triển kinh tế biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tùy theo đặc điểm kinh tế - xã hội cụ thể của từng vùng, miền mà sự vận dụng những kinh nghiệm trên có thể được áp dụng một cách sáng tạo, có hiệu quả.

Chương 2

Thực trạng giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 40 - 43)