- GDP Lao động
3.2.4. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động
phẩm trên thị trường; nghiên cứu, cải tiến công nghệ truyền thống, từng bước cơ khí hóa các khâu lao động thủ công như: dệt, mạ bạc, ươm tơ, đánh bóng...
Sáu là, gắn việc xây dựng, phát triển thị trấn, thị tứ, các tụ điểm kinh tế với phát triển làng nghề, từng bước đô thị hóa nông thôn. Gắn quy hoạch phát triển làng nghề với du lịch làng nghề và du lịch sinh thái để thu hút nhiều khách du lịch, mở rộng thêm nhiều việc làm mới; đồng thời thu hút đầu tư và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Bảy là, chú trọng bảo vệ môi trường sinh thái cho các làng nghề.
Khi quy hoạch phát triển nghề, làng nghề và các vùng sản xuất nguyên liệu phải chú ý giải quyết các vấn đề vệ sinh môi trường để bảo vệ sức khá¢e và nâng cao đời sống nhân dân.
3.2.4. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động lao động
Quán triệt quan điểm Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX:
Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế [11, tr. 57].
Đối với Thái Bình là một tỉnh thuần nông, phát triển kinh tế tư nhân càng có vị trí hết sức quan trọng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, tạo ra nhiều việc làm, từng bước chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và thương mại dịch vụ.
Những năm qua, kinh tế tư nhân ở tỉnh bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân phát triển mạnh mẽ trong các ngành, các lĩnh vực. Đã góp phần quan trọng vào việc huy động tiềm năng, nội lực, công sức, kinh nghiệm, trí tuệ và các nguồn vốn của nhân dân đầu tư sản xuất kinh doanh, giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng chục nghìn người lao động, cải thiện đời sống cho nhân dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tỉnh. Tổng sản phẩm GDP hàng năm (2000 - 2004) chiếm 45% tổng sản phẩm của toàn bộ nền kinh tế trong tỉnh. Đến nay toàn tỉnh có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút 2.200 lao động và 850 doanh nghiệp tư nhân với các loại hình khác nhau thu hút 33.000 lao động, góp phần đáng kể làm giảm sức ép về việc làm, đảm bảo đời sống cho một bộ phận lớn lao động xã hội [24, tr. 3].
Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở tỉnh còn bộc lộ nhiều thiếu sót, tồn tại. Nhìn chung các doanh nghiệp tư nhân vốn tự có ít, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, quản lý yếu kém, nhiều doanh nghiệp chạy theo lợi nhuận đơn thuần, kinh doanh trái pháp luật buôn bán hàng lậu, hàng giả, trốn thuế; chưa thực hiện tốt những quy định về chế độ bảo hiểm, tiền lương (tiền công)... đối với người lao động mà Bộ luật lao động đã quy định.
Để khắc phục những tồn tại trên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển, thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, trong những năm tới tỉnh cần thực hiện tốt các giải pháp chủ yếu sau đây:
Một là, quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, tạo môi trường tâm lý xã hội và kinh doanh thuận lợi để công dân được tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức học tập, tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, cơ chế chính sách của địa phương trong toàn Đảng, toàn dân trong
tỉnh, tạo ra sự thống nhất trong nhận thức và hành động, đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân với tốc độ nhanh và đúng hướng, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.
Tạo mọi điều kiện kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp và người kinh doanh được hưởng các chính sách ưu đãi hiện hành của Nhà nước, đi đôi với xử lý nghiêm minh những hành vi kinh doanh trái pháp luật, nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ kinh doanh theo luật định.
Hai là, soát xét, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung những quy định chưa phù hợp và ban hành một số chính sách mới, tiếp tục tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.
Ba là, tăng cường các biện pháp quản lý, cải tiến thủ tục hành chính theo mô hình
"một cửa, một dấu" ở những công việc có liên quan đến doanh nghiệp, trong các lĩnh vực: đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng... tạo ra sự chuyển biến đồng bộ, thông thoáng có sức hút "hấp dẫn" mọi đối tác về đầu tư sản xuất kinh doanh tại Thái Bình.
Bốn là, tăng cường hơn nữa chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua các lớp tập huấn, các trung tâm dạy nghề miễn phí, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở các cơ sở dạy nghề và truyền nghề tại Thái Bình.