Đánh giá tổng hợp về giải quyết việc là mở Thái Bình trong những năm qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 64 - 68)

- Về tài nguyên khoáng sản

2.2.4.4. Đánh giá tổng hợp về giải quyết việc là mở Thái Bình trong những năm qua

ủy Đảng và chính quyền các cấp hết sức quan tâm và được triển khai rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Bằng nhiều chính sách cụ thể như: hình thành quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; thực hiện nhiều chương trình kinh tế xã hội như: chương trình xóa đói giảm nghèo; chương trình cánh đồng 50 triệu/ha/1năm, chương trình phát triển làng nghề; chương trình khuyến nông - lâm - ngư, chương trình phát triển kinh tế trang trại, chương trình phát triển kinh tế biển, chương trình nuôi trồng nấm xuất khẩu… từ đó đã tạo ra bước phát triển mới thu được những kết quả đáng khích lệ: làng nghề phát triển rộng khắp, đến nay trên địa bàn tỉnh có 152 làng nghề thu hút 14,5 vạn lao động. Ba năm qua, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm của tỉnh đã cho vay 2.648 lượt dự án với số tiền là 79 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 2,5 vạn lao động. Công tác đào tạo dạy nghề cho người lao động được đẩy mạnh, đã đào tạo được 2.500 lao động nông thôn theo đề án dạy nghề cho khu công nghiệp; ngoài ra còn mở rộng hoạt động dạy nghề thông qua các tổ chức khuyến nông - lâm - ngư và truyền nghề của các nghệ nhân.

Công tác xuất khẩu lao động được chú trọng: chỉ tính trong hai năm (2003 - 2004) toàn tỉnh đã xuất khẩu 5.537 lao động sang làm việc ở nước ngoài; trong đó sang Đài Loan 2.979 người, Malaysia: 1.655 người, còn các nước khác là 903 người [24, tr. 4].

Từ những chính sách, hình thức giải quyết việc làm trên đây, chỉ tính trong 3 năm (2002 - 2004) Thái Bình đã tạo việc làm mới cho 64.578 lao động, ngoài ra còn tạo thêm việc làm cho hàng vạn lao động ở nông thôn những lúc nông nhàn. Số người được giải quyết việc làm bình quân mỗi năm là 21.526 người/năm; góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị từ 6,79% năm 2001 xuống 4,82% năm 2004; nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn từ 74,69% năm 2001 lên79,19% năm 2004; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 20% năm 2001 lên 25,6% năm 2004 [24, tr. 5].

2.2.4.4. Đánh giá tổng hợp về giải quyết việc làm ở Thái Bình trong những năm qua năm qua

* Những kết quả đạt được

Với những chủ trương và cơ chế chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước được các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp của tỉnh vận dụng vào thực tiễn cho đến nay việc thực hiện chương trình giải quyết việc làm ở tỉnh Thái Bình đã thu được một số kết quả như sau:

1- Từ người lao động, người sử dụng lao động cho đến Nhà nước và trên phạm vi toàn xã hội đã có sự thay đổi căn bản: nhận thức, quan niệm về việc làm; người lao động đã năng động và chủ động tự tạo việc làm cho mình, không thụ động trông chờ vào sự bố trí việc làm của Nhà nước; người sử dụng lao động được Nhà nước khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để tạo ra nhiều việc làm cho xã hội; trong xã hội mọi người tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của bản thân mình, từ đó đã phát huy tính năng động, sáng tạo chủ động trong tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mặt khác, Nhà nước đã xây dựng hành lang pháp lý và điều kiện kinh tế - kỹ thuật, tạo môi trường thuận lợi để mọi người tự tạo việc làm cho mình và cho xã hội.

2- Bước đầu khai thác huy động được một phần tiềm năng của tỉnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo mở việc làm; đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân, khôi phục phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập ngành nghề mới thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu lao động …

3- Đã gắn kết công tác giải quyết việc làm với chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Cơ cấu lao động đã chuyển biến theo chiều hướng tích cực: tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng lên rõ rệt qua các năm.

4- Công tác đào tạo nghề cho người lao động đã được chú trọng, chất lượng lao động đã dần dần được nâng cao.

5- Hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng như: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội làm vườn, Hội nông dân… hoạt động có hiệu quả; thông qua việc giúp đỡ nhau phát triển kinh tế như: cho vay vốn - giống, phổ

biến kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao kỹ thuật, công nghệ… đã tạo thêm được nhiều việc làm cho người lao động.

Trong những năm qua, việc thực hiện đường nối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cùng với chủ trương giải pháp đúng đắn của tỉnh đã tạo ra những chuyển biến đúng đắn về nhận thức, phương thức tạo mở việc làm. Vấn đề giải quyết việc làm đã đạt được một số kết quả nhất định, nhưng cũng đồng thời bộc lộ đồng thời nhiều hạn chế tồn tại cần phải được khắc phục.

* Những hạn chế tồn tại

1- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn còn cao, chiếm 4,82% (năm 2004), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn cũng chỉ đạt 79,19%; vì vậy, tình trạng không có việc làm và thiếu việc làm ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn là rất lớn.

2- Cơ cấu lao động mất cân đối nghiêm trọng: thiếu lao động có chuyên môn nghề nghiệp, thừa lao động phổ thông; thiếu công nhân kỹ thuật, thừa lao động có trình độ cao đẳng trở lên. Chất lượng của lực lượng lao động thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường sức lao động ở trong nước và quốc tế.

3- Còn thiếu những chính sách kinh tế hữu hiệu, đủ mạnh để thu hút đầu tư, khai thác được mọi nguồn lực phát triển kinh tế, tạo mở việc làm.

4- Công tác đào tạo nghề cho người lao động chưa được đầu tư đồng bộ cả về cơ sở vật chất kỹ thuật đến nội dung chương trình, mục tiêu đào tạo, đội ngũ giáo viên… Do đó, chất lượng đào tạo thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường sức lao động; dẫn đến tình trạng không chỉ thừa lao động phổ thông mà còn thừa cả lao động ngay sau khi đã được đào tạo.

5- Quản lý nhà nước về lao động và việc làm ở tỉnh còn nhiều bất cập, khả năng hoạch định chính sách về lao động và việc làm còn nhiều hạn chế: qua nhiều khâu trung gian, thiếu sự kiểm tra, giám sát, đánh giá khách quan, chính xác.

1- Thái Bình là tỉnh thuần nông, đất chật người đông, dân số và lao động tập trung chủ yếu ở nông thôn, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhỏ bé, nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, điểm xuất phát của nền kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp chưa thực sự chuyển sang sản xuất hàng hóa, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển dẫn đến sức ép về lao động và việc làm ngày càng tăng.

2- Mâu thuẫn giữa cung - cầu lao động gay gắt.

Trong khi nguồn cung chủ yếu là lao động phổ thông thì cầu về lao động lại đòi hỏi chủ yếu là lao động lành nghề. Chính sự khác biệt trái chiều này làm cho quan hệ cung - cầu về lao động vốn đã mất cân đối lại càng mất cân đối gay gắt hơn trước yêu cầu phải đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đây là mâu thuẫn trong sự không phù hợp giữa cơ cấu lao động cũ với cơ cấu của nền kinh tế đang chuyển đổi; dẫn đến một thực tế hiện nay là: trong khi hàng chục ngàn người lao động đang không tìm được việc làm thì ở một số ngành nghề và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh đang thiếu lao động kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu lao động đã gây ra nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết việc làm và là lực cản lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của tỉnh.

3- Vấn đề giải quyết việc làm có liên quan mật thiết đến chiến lược phát triển kinh tế và được thực hiện thông qua chính sách phát triển kinh tế; nhưng cấp ủy và chính quyền tỉnh lại chưa xây dựng được chiến lược phát triển kinh tế phù hợp để khai thác triệt để các nguồn lực sẵn có thúc đẩy kinh tế phát triển; vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động gặp nhiều khó khăn.

4- Động cơ thái độ của người lao động về việc làm chưa đúng đắn còn ảnh hưởng tàn dư của cơ chế bao cấp; vẫn còn số đông người lao động có tư tưởng chờ được Nhà nước bố trí, sắp xếp việc làm ở khu vực kinh tế nhà nước, không chủ động tìm việc làm ở khu kinh tế ngoài nhà nước.

5- Quản lý nhà nước về lao động và việc làm còn nhiều yếu kém: cơ chế phối kết hợp giữa các ngành, các cấp chưa đồng bộ, nhiều đầu mối, nhiều khâu trung gian, rất khó khăn trong chỉ đạo, trong tổ chức thực hiện, trong triển khai giám sát… nên hiệu quả giải

quyết việc làm thấp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)