Thực trạng giải quyết việc là mở Thái Bình 1 Quy mô, chất lượng nguồn lao động

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 47 - 50)

- Về tài nguyên khoáng sản

2.2.Thực trạng giải quyết việc là mở Thái Bình 1 Quy mô, chất lượng nguồn lao động

2.2.1. Quy mô, chất lượng nguồn lao động

Thái Bình là tỉnh có diện tích nhỏ nhưng mật độ dân số quá cao 1.118 người/km2 cao gấp 5,7 lần so với mật độ dân số của cả nước, gấp 10 lần so với mật độ dân số của Trung Quốc và gấp 29 lần so với mật độ dân số thế giới.

Bảng 2.3: Tỷ lệ tăng dân số của Thái Bình qua các năm

Đơn vị: %

Tỷ lệ tăng 1,082 1,018 0,975 0,945 0,70

Nguồn: Cục thống kê Thái Bình [5, tr. 16], [6, tr. 1].

Những năm gần đây tỉnh đã có nhiều cố gắng trong chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỉ lệ tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần (xem bảng 2.3): từ 1,082% năm 2000 xuống 0.7% năm 2004; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh chỉ bằng 1/2 của cả nước (năm 2004 tỷ lệ tăng dân số của cả nước là 1,4%).

Bảng 2.4: Cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động Thái Bình

Nhóm tuổi Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

15 - 24 318.585 24,95 25 - 34 269.649 21,12 35 - 44 267.391 20,94 45 - 54 158.911 12,44 55 - 59 49.438 3,87  60 213.073 16,68 Tổng số 12.770.047 100,00

Nguồn: Điều tra dân số, việc làm và nhà ở Thái Bình [34, tr. 39].

Nghiên cứu cơ cấu độ tuổi của lực lượng lao động tỉnh cho thấy: nhóm lao động trẻ ở độ tuổi 15 - 34 tuổi có 588.234 người, chiếm 46,07%; nhóm lao động ở độ tuổi trung niên 35 - 54 tuổi có 426.302 người, chiếm 33,38%; nhóm ở độ tuổi lao động cao 55 - 59 tuổi có 49.438 người, chiếm 3,7% so với tổng lực lượng lao động xã hội. Điều đó cho thấy, Thái Bình có cơ cấu lao động trẻ chiếm cao nhất 46,07%; đây là tiềm năng và là thế mạnh của nguồn nhân lực Thái Bình, là cơ sở để đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động (xem bảng 2.4).

triển và biến động dân số, lao động hàng năm cao nên đã gây ra sức ép lớn và là bài toán khó giải về vấn đề lao động và việc làm. Theo chương trình, kế hoạch giải quyết việc làm của Thái Bình từ 2000 đến 2005 cho thấy:

- Số lượng lao động cần phải giải quyết việc làm trong năm 2000 là 39.000 người, bao gồm: số lao động thất nghiệp của năm 1999 chuyển sang là 15.000 người; số người đến tuổi lao động có khả năng lao động là 14.000 người; học sinh, sinh viên ra trường, bộ đội hoàn thành nghĩa vụ trở về 8000 người; lao động mất việc làm trong các doanh nghiệp và các loại khác là 2.000 người.

Bảng 2.5: Phân bố dân cư theo địa giới hành chính của tỉnh Thái Bình

Đơn vị hành chính

Tổng số (người)

Chia theo khu vực (%)

Thành thị Nông thôn Toàn tỉnh 1.836.776 6,00 94,00 Thành phố Thái Bình 136.022 53,40 46,60 Quỳnh Phụ 244.889 4,30 95,70 Hưng Hà 251.855 6,10 93,90 Thái Thụy 266.513 6,70 93,30 Đông Hưng 256.208 5,80 94,20 Vũ Thư 228.705 6,00 94,00 Kiến Xương 239.870 5,90 94,10 Tiền Hải 212.714 5,80 94,20

Nguồn: Cục thống kê Thái Bình [5, tr. 101].

- Số lao động giảm trong năm là 13.500 người, bao gồm: số người đi nghĩa vụ quân sự là 10.000 người, đi học cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật là 2000 người; hết tuổi lao động (chỉ tính khu vực nông nghiệp) là 1.500 người.

Sau khi đối trừ giữa số lao động tăng và giảm trong năm, cho thấy: năm 2000 số lao động cần phải giải quyết việc làm mới là 25.500 người; ngoài ra còn phải giải quyết thêm việc làm cho 190.800 người thiếu việc làm (chủ yếu ở khu vực nông thôn) [38, tr. 9].

Cũng theo cách tính trên, từ năm 2001 - 2010 bình quân mỗi năm đòi hỏi phải giải quyết việc làm mới cho trên 2 vạn lao động và phải tạo thêm việc cho 140 nghìn người đang thiếu việc làm. Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm của tỉnh có hạn, mâu thuẫn về cung - cầu lao động quá lớn, tạo ra sức ép ngày càng nặng nề trong giải quyết việc làm của tỉnh Thái Bình. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nghèo đói, di dân vô tổ chức, gây xáo trộn xã hội, tàn phá tài nguyên, hủy hoại môi trường, làm phát sinh các tệ nạn xã hội, gây ra biết bao khó khăn cho quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội.

Mặt khác, dân số của tỉnh chủ yếu sống ở nông thôn, chiếm 94% tổng dân số; lao động trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao 76,57%, công nghiệp - xây dựng chiếm 15,7% và thương mại dịch vụ chỉ chiếm 7,73% [38, tr. 3].

Điều này phản ảnh cơ cấu kinh tế rất lạc hậu, mức phát triển công nghiệp và đô thị hóa còn rất thấp. Đây thực sự là khó khăn lớn của tỉnh để chuyển từ cơ cấu lao động nông nghiệp là chủ yếu sang thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 47 - 50)