- Về tài nguyên khoáng sản
2.2.2. Chất lượng nguồn lao động
Trong cơ chế thị trường vấn đề việc làm của người lao động phụ thuộc vào chất lượng nguồn lao động. Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở các mặt thể lực và trí lực (trình độ học vấn và chuyên môn kỹ thuật).
* Về mặt thể lực
Sức khá¢e, thể trạng của người Việt Nam nói chung, ở Thái Bình nói riêng là nhỏ bé, hạn chế nhiều về mặt thể lực. Theo số liệu điều tra năm 2000: trong khi chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1,50m; cân nặng 39kg thì các con số tương ứng của người Philippines là 1,53m và 45,5 kg; người Nhật là 1,64m và 53,3kg. Số người không đủ tiêu chuẩn về cân
nặng ở Việt Nam chiếm tới 48,7%. Số lượng người lớn suy dinh dưỡng là 28%, phụ nữ thiếu máu là 40% [14, tr. 108].
Thực tiễn còn cho thấy, vấn đề vệ sinh thực phẩm rất đáng lo ngại, việc sử dụng các hóa chất bừa bãi không đúng quy định về an toàn thực phẩm đang diễn ra hàng ngày làm ảnh hưởng đến sức khá¢e của nhân dân. Ngoài ra, một số chỉ tiêu có liên quan đến y tế, chăm sóc sức khá¢e, vệ sinh môi trường còn ở mức thấp, đặc biệt là ở những nơi vùng sâu, vùng xa có trình độ dân trí thấp... Tất cả những điều đó phải ánh phần nào sự hạn chế về mặt thể lực của lực lượng lao động ở tỉnh Thái Bình nói riêng cũng như lực lượng lao động ở Việt Nam nói chung.
* Trình độ học vấn
Đối với nguồn lao động thì trình độ học vấn là một trong những tiêu chí cơ bản, là cơ sở quan trọng để đánh giá chất lượng, khả năng và hiệu quả làm việc của nguồn lao động. Trong thời đại ngày nay, khoa học - công nghệ đã thâm nhập vào tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội thì trình độ học vấn càng trở lên quan trọng. Người lao động chỉ có thể tìm được việc làm ở những nơi có dây chuyền sản xuất ở mức độ trung bình tiên tiến đến hiện đại, một khi họ có trình độ học vấn cao và trình độ chuyên môn kỹ thuật nhất định.
Trong những năm qua, trình độ học vấn của lực lượng lao động Thái Bình có tiến bộ rõ rệt:
Bảng 2.6: Trình độ học vấn của lực lượng lao động Thái Bình
Đơn vị: %
Tiêu chí 2000 2001 2002 2003 2004
Chưa tốt nghiệp tiểu học và
không biết chữ 7,19 6,75 5,04 2,15 1,13
Tốt nghiệp tiểu học 14,2 10,30 8,50 6,10 3,45 Tốt nghiệp trung học cơ sở 50,75 53,14 54,92 55,28 50,26
Tốt nghiệp phổ thông trung
học 27.86 29,81 31,54 36,47 45,16
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình [38, tr. 2].
- Tỷ lệ lao động tốt nghiệp phổ thông trung học liên tục tăng lên qua các năm: từ 27,86% năm 2000 lên 45,16% năm 2004.
- Tỷ lệ lao động có trình độ tốt nghiệp tiểu học giảm xuống nhanh chóng từ 14,2% năm 2000 xuống 3,45% năm 2004.
- Tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học và chưa biết chữ giảm nhanh năm 2000 là 8,5% đến 31/12/2004 chỉ còn 1,13%.
Tuy nhiên, tỷ lệ lao động ở trình độ phổ thông cơ sở vẫn còn cao 50,26% đây là khó khăn lớn đối với công tác đào tạo nghề cho người lao động. Bởi vì những ngành nghề có công nghệ tiên tiến đòi hỏi người lao động phải có trình độ văn hóa tốt nghiệp trung học phổ thông thì mới có thể tiếp thu được chuyên môn kỹ thuật nghề nghiệp.
Thực trạng trên đặt ra, nếu tỉnh không có giải pháp hữu hiệu để tăng nhanh tỷ lệ lao động phổ thông trung học thì không thể thực hiện được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn lực lao động đáp ứng cho yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
* Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động là tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá chất lượng và khả năng hoàn thành công việc của người lao động.
Qua nghiên cứu bảng 2.7 ta thấy, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Bình rất thấp, số người chưa qua đào tạo nghề còn quá lớn, tốc độ đào tạo nghề qua các năm có tăng nhưng mức tăng rất chậm. Năm 2000 chiếm 79,9% số lao động chưa qua đào tạo; sau 4 năm, đến năm 2004 vẫn còn 72,3%.
Bảng 2/7: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động Thái Bình
Tiêu chí 2000 2001 2002 2003 2004
Chưa qua đào tạo 79,90 78,00 76,50 74,25 72,30 Trình độ CMKT từ sơ cấp/ học
nghề trở lên 10,60 12,50 13,50 15,80 17,60
Trung cấp chuyên nghiệp 5,10 5,03 5,20 5,00 5,10 Cao đẳng, đại học, sau đại học 4,40 4,47 4,80 4,95 5,00 Toàn tỉnh 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Sở lao động Thương binh và Xã hội Thái Bình [24, tr. 3].
Như vậy, công tác đào tạo nghề của tỉnh còn yếu kém cho nên tỷ lệ lao động được đào tạo nghề qua các năm tăng lên rất chậm.
Mặt khác, trong số lao động đã được đào tạo nghề còn bộc lộ sự mất cân đối lớn về cơ cấu; từ số liệu trên đây cho thấy: tại thời điểm năm 2004, số công nhân lao động trực tiếp chiếm 17,6%, trung học chuyên nghiệp chiếm 5,1% và cao đẳng - đại học sau đại học chiếm 5%. So sánh các tỷ lệ trên với nhau (giữa công nhân lao động trực tiếp với bậc trung học chuyên nghiệp và bậc cao đẳng - đại học - sau đại học) cho ta một cơ cấu: công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng - đại học - sau đại học là 3.5/1/1; nghĩa là ứng với 3.5 lao động có trình độ sơ cấp, có 1 lao động trung cấp và 1 lao động cao đẳng đại học và sau đại học. Tỷ lệ trên so với tiêu chí của tổ chức lao động quốc tế (ILO) xây dựng áp dụng cho các nước có thu nhập GDP bình quân 300 - 450 USD/người/năm là 7/2/1 từ đó cho thấy: cơ cấu lao động được đào tạo chưa được hợp lý, mất cân đối nghiêm trọng; từ cơ cấu này sẽ gây ra khó khăn trong việc bố trí sử dụng lao động có hiệu quả, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng "thừa thầy, thiếu thợ", năng suất chất lượng lao động thấp.
Không chỉ có những hạn chế đó, vấn đề sử dụng lao động cũng thiếu khoa học: những người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp trở lên được biên chế chủ yếu làm việc ở các ngành giáo dục, y tế và khối hành chính sự nghiệp, rất ít người làm việc ở khối
doanh nghiệp.
Điều đó phản ánh cơ cấu lao động của tỉnh hiện nay là rất bất hợp lý, thể hiện rõ giữa lao động đã đào tạo với chưa đào tạo, giữa các cấp bậc công nhân kỹ thuật/ trung học chuyên nghiệp/ cao đẳng - đại học - sau đại học, giữa đào tạo với sử dụng. Vì vậy, nguồn lao động này khó có thể trở thành động lực thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sự yếu kém về chất lượng nguồn lao động có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là bắt nguồn từ sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo của tỉnh trong những năm qua. Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan là do 94% dân số và 72% lực lượng lao động ở nông thôn; vấn đề đào tạo nghề cho người lao động ở địa bàn này đã từ lâu không được chú trọng và chưa được quan tâm đúng mức. Do đó, lao động ở nông thôn chủ yếu là lao động phổ thông chiếm tới 81,5% chưa qua đào tạo.
Vấn đề chất lượng lao động không chỉ yếu kém ở lĩnh vực nông nghiệp mà còn yếu kém ở cả lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ; tỷ lệ lao động được đào tạo ở cả 2 khu vực này chỉ đạt 6,73% so với tổng số lao động xã hội của tỉnh. Vì vậy, công tác đào tạo nghề hiện nay là vấn đề hết sức bức xúc đặt ra đòi hỏi tỉnh phải quan tâm giải quyết.