- Về tài nguyên khoáng sản
2.2.4.2. Theo thành phần kinh tế * Thành phần kinh tế nhà nước
* Thành phần kinh tế nhà nước
Ngành kinh tế
Cùng với sự phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên dẫn đến có sự chuyển biến nhận thức mới của xã hội về lao động và việc làm. Khu vực kinh tế nhà nước trước đây được quan niệm là chỗ dựa, chỗ làm việc duy nhất và tốt nhất của người lao động; thì ngày nay lại diễn ra xu hướng: lao động từ khu vực kinh tế nhà nước chuyển sang làm việc ở các thành phần kinh tế khác. Thực tiễn cho thấy, tỉnh có 38 doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh ở các lĩnh vực khác nhau, những năm qua hoạt động đều không có hiệu quả: thua lỗ kéo dài, mất vốn, thu nhập thấp, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn. Mặc dù kinh tế khu vực nhà nước trên địa bàn đã từng bước được củng cố nhưng nhìn chung thành phần kinh tế này vẫn chậm thích ứng với cơ chế mới; hiệu quả kinh doanh thấp, khả năng thu hút lao động hạn chế; tại thời điểm 31/12/2004 thành phần kinh tế này chỉ có 51.511 người, chiếm 5,42% tổng lực lượng lao động xã hội đang làm việc trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, theo quan điểm đổi mới: kinh tế nhà nước chỉ cần chốt giữ ở những lĩnh vực then chốt, liên quan chi phối tới "huyết mạch" của nền kinh tế. Vì vậy, từ năm 2003 đến nay tỉnh đang đẩy mạnh việc sắp xếp loại doanh nghiệp nhà nước bằng các biện pháp: sáp nhập, giải thể, cho phá sản những doanh nghiệp thua lỗ, thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước theo hướng dẫn của Chính phủ.
Qua khảo sát, nghiên cứu 9 doanh nghiệp được tỉnh chọn "thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đợt 1 năm 2004" sau hơn một năm hoạt động với mô hình cổ phần hóa, các doanh nghiệp này rất năng động với cơ chế thị trường, làm ăn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển được vốn, hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, việc làm của người lao động ổn định, thu nhập khá (bình quân tiền lương 680 ngàn đồng/người/tháng).
* Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước
Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước trên địa bàn tỉnh đều phát triển. Đặc biệt kinh tế tư nhân bao gồm: các hộ sản xuất kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân phát triển khá mạnh mẽ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực đã góp phần quan trọng vào huy động tiềm năng, nội lực,
công sức, kinh nghiệm, trí tuệ và các nguồn vốn của nhân dân đầu tư cho sản xuất kinh doanh, giải phóng lực lượng sản xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng vạn lao động. Năm 2003, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đã thu hút 928.549 lao động góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong tỉnh. Năm 2004, tổng sản phẩm (GDP) của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đạt tới 5.798,8 tỷ đồng (theo giá thực tế), chiếm 70% tổng sản phẩm (GDP) của toàn bộ nền kinh tế trong tỉnh [6, tr. 11].
Bảng 2.9: So sánh lao động làm việc theo thành phần kinh tế
Đơn vị tính: người
2000 2001 2002 2003
Tổng số lao động đang làm việc 938.000 939.000 942.000 961.000 Thành phần kinh tế nhà nước 49.000 48.000 51.000 52.000 Các thành phần kinh tế ngoài nhà nước 889.000 891.000 891.000 909.000
Tổng lao động ngoài nhà nước/tổng
LĐXH (%) 94,77 94,88 94,58 94,58
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình [5, tr. 3].
So sánh sức hút lao động giữa các thành phần kinh tế, cho thấy: tiềm năng và thế mạnh nổi trội của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước (xem bảng 2.9).
Từ số liệu của bảng số 9 cho thấy: những năm qua, các thành phần kinh tế ngoài nhà nước là nơi chủ yếu giải quyết việc làm cho người lao động, thu hút trên 94% tổng lực lượng lao động xã hội đang làm việc trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 2004 đến nay, tỉnh đang chủ trương đẩy mạnh sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước; dẫn đến xu hướng: lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước tiếp tục giảm
Ngành kinh tế
xuống; ngược lại lao động ở các thành phần kinh tế ngoài nhà nước tiếp tục tăng nhanh và ngày càng chiếm ưu thế đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.