Theo khu vực thành thị và nông thôn * Khu vực thành thị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 61 - 64)

- Về tài nguyên khoáng sản

2.2.4.3. Theo khu vực thành thị và nông thôn * Khu vực thành thị

* Khu vực thành thị

Dân số ở khu vực đô thị Thái Bình có 136.022 người, mật độ dân số rất cao 3.226 người/km2.

Tốc độ người dân về cư trú tại khu vực thị xã ngày càng tăng: năm 2002 chỉ có 6% nhưng đến 31/12/2004 đã chiếm 7,4% dân số của cả tỉnh.

Những năm qua, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhất là từ sau 1/6/2004 thị xã Thái Bình được Nhà nước công nhận là thành phố loại III thì dân số và lao động được cuốn hút vào khu vực này ngày càng đông. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ còn có số lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào đô thị tìm kiếm việc làm với nhiều dạng khác nhau; một số người tìm kiếm việc làm nhân lúc nông nhàn, một số khác hy vọng tìm được việc làm thường xuyên trong năm. Tình hình trên dẫn đến với một đô thị mới quy mô nhỏ bé, sức ép về lao động và việc làm đã trở thành vấn đề cấp bách cần phải tập trung giải quyết.

Để tháo gỡ những khó khăn đó, tỉnh đã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cho xây dựng mới và mở rộng vành đai đô thị, phát triển các khu công nghiệp bao quanh thành phố; như các khu công nghiệp: Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh, Hoàng Diệu... Đồng thời, tỉnh đã ban hành nhiều chính sách kinh tế ưu đãi để thu hút đầu tư, như: chính sách về đất đai, chính sách về đền bù và giải phóng mặt bằng, chính sách miễn giảm thuế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào hoạt động ở Thái Bình... Vì vậy, trong năm 2003 và 6 tháng đầu năm 2004 đã có 11 doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài đầu tư sản xuất kinh doanh ở các khu công nghiệp trên; với nhiều ngành nghề phong phú như: tằm tơ, dệt may, giày da, phụ tùng ô tô, xe máy, hàng mỹ nghệ cao cấp...; các doanh nghiệp này đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn người lao động, góp phần giảm bớt một phần căng thẳng về sức ép lao động.

Theo kết quả điều tra nhanh lao động, việc làm tại thời điểm 01/07/2004, sau 1 năm nâng cấp từ thị xã lên cấp thành phố, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này đã tăng đột biến từ 5,52 % năm 2003 lên 8,48% năm 2004, tương đương với 8.150 lao động; trong số này có:

- 3.117 người thuộc nhóm tuổi từ 15 - 24 tuổi, chiếm 38,25%. - 2.249 người thuộc nhóm tuổi từ 25 - 34 tuổi, chiếm 27,60%. - 2.657 người thuộc nhóm tuổi từ 35 - 54 tuổi, chiếm 32,6%.

- 1.27 người thuộc nhóm tuổi từ 55 - 60 tuổi, chiếm 1,55% [38, tr. 3].

Sau khi khảo sát nghiên cứu tình hình việc làm ở khu vực thành phố Thái Bình, có thể rút ra nhận xét cơ bản như sau:

Một là, số lao động thất nghiệp phần lớn tập trung ở thanh niên (từ 15 - 24), chiếm 38,25%, đây là lực lượng lao động trẻ, khá¢e, có trình độ học vấn cao, đã tốt nghiệp phổ thông trung học và đã từng tham dự kú² thi đại học từ một đến hai lần nhưng không trúng tuyển. Hiện nay, trong số đó có một bộ phận vẫn đang luyện thi đại học với hy vọng sẽ trúng tuyển vào một trường đại học hoặc cao đẳng nào đó; một số khác đã học nghề với các khóa ngắn hạn từ 1 - 3 tháng với tâm lý chờ đợi để được đi xuất khẩu lao động sang các nước có nền kinh tế phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Cộng hòa Liên Bang Đức; nhưng lại không muốn sang lao động ở các nước đang phát triển như: Malaysia, Đài Loan, An giê ri... mặc dù các nước này đang có nhu cầu nhập khẩu lao động với Việt Nam.

Hai là, một số đông thanh niên đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp vẫn mang nặng tâm lý muốn tìm việc ở khu vực kinh tế nhà nước hoặc làm việc ở khu vực đô thị; ngại đi tìm việc và nhận công tác ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Ba là, trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước; có một số bộ phận lớn lao động bị đẩy ra ngoài xã hội không có việc làm nhưng tỉnh chưa có chính sách hữu hiệu để đào tạo lại và sử dụng số lao động này.

Bốn là, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của tỉnh chuyển dịch chậm, các ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, chính sách đầu tư chưa thông thoáng, các

thế mạnh về tiềm năng của tỉnh chưa được huy động và khai thác tối đa để thúc đẩy sản xuất phát triển, cho nên người lao động rất khó có thể tìm kiếm việc làm.

Để khắc phục tình trạng trên cầu phải thực hiện tốt các giải pháp sau: - Xây dựng và thực hiện tốt chương trình việc làm của khu vực đô thị. - Đẩy mạnh công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật cho người lao động

- Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động; có chính sách khuyến khích hỗ trợ người lao động học nghề, học ngoại ngữ, tham gia xuất khẩu lao động...

* Khu vực nông thôn

Tính đến 31/12/2004 lao động ở khu vực nông thôn có 723.166 người, chiếm 72% lực lượng lao động toàn tỉnh. Mặc dù chiếm số lượng đông nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa được đào tạo, số lượng đào tạo nghề chỉ chiếm 8,17%.

- Đặc trưng cơ bản về tình hình lao động và việc làm ở nông thôn Thái Bình như sau:

+ Lực lượng lao động tăng nhanh, số lượng lao động khá lớn nhưng khả năng giải quyết việc làm hạn chế dẫn đến cung lớn hơn cầu về lao động rất lớn. Nguyên nhân của tình trạng trên là con em nông dân không có điều kiện học hành, trình độ văn hóa thấp, chưa qua đào tạo nghề nên rất khó tìm được việc làm; do đó, sức ép về lao động và việc làm ở khu vực này rất bức xúc.

+ Hệ số sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông nghiệp nông thôn rất thấp năm 2001 đạt 74,69%; sau 3 năm, đến năm 2004 hệ số này cũng chỉ đạt 79,19%.

+ Giá trị bình quân lao động ngày công thấp, chỉ đạt từ 9 - 12 ngàn đồng/ngày công nên đời sống của người lao động ở nông thôn gặp rất nhiều khó khăn.

+ Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm, quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, phân tán, trồng trọt chủ yếu vẫn là cây lúa nước, chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp, thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp nhiều khó khăn, công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm.

+ Chương trình giải quyết việc làm đã được triển khai bước đầu có chuyển biến song chưa đồng bộ và toàn diện.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)