- GDP Lao động
3.2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
hàng hóa
Đảng bộ và chính quyền Thái Bình xác định: trong giai đoạn hiện nay phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là trọng điểm. Nông nghiệp hiện nay vẫn là ngành sản xuất chính của tỉnh, mặc dù chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có về năng suất cây trồng, vật nuôi nhưng đã góp phần giải quyết cơ bản vấn đề lương thực cho tỉnh. Để giải quyết có hiệu quả vấn đề việc làm cho người lao động, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn phải chuyển đổi căn
bản cơ cấu sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp; phá vỡ độc canh cây lúa, phát triển cây công nghiệp, đẩy mạnh chăn nuôi. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp GDP đạt 35%, nhịp độ phát triển trong thời kỳ này là 5%, giữ vững sản lượng lương thực 1 triệu tấn/năm, trong đó có 30 vạn tấn đủ tiêu chuẩn xuất khẩu, đảm bảo bình quân lương thực đầu người 600 kg/năm [26, tr. 45].
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp có hiệu quả, tạo cơ hội giải quyết việc làm cho người lao động, tỉnh cần phải tập trung thực hiện tốt các giải pháp sau:
* Về trồng trọt: lấy hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích để bố trí cây trồng.
- Chuyển 10 - 15% diện tích cấy lúa sang nuôi trồng các cây, các con khác có giá trị kinh tế cao hơn. Phấn đấu đến năm 2005 đạt giá trị 35 triệu đồng/ha, năm 2010 đạt 40 triệu đồng/ha trở nên. Phân vùng, quy hoạch, dồn điền đổi thửa để xây dựng, phát triển và nhân rộng mô hình "cánh đồng 50 triệu/ha/năm"; mở rộng diện tích vụ đông lên 38 nghìn ha, trong đó có 10 nghìn ha đất chuyên màu xây dựng thành vùng tập trung sản xuất rau quả xuất khẩu, phấn đấu đạt sản lượng 580 nghìn tấn vào năm 2005 và 870 nghìn tấn vào năm 2010 [29, tr. 29].
- Phát triển cây công nghiệp, cây dược liệu; cải tạo 7000 ha vườn tạp, tận dụng đất ven đường, đất ở công cộng, đất dân cư để phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao để tăng thêm thu nhập cho người lao động.
* Về chăn nuôi: đổi mới cơ cấu cải tạo giống, chú trọng các con có thị trường tiêu thụ và giá trị kinh tế cao.
- Tập trung phát triển mạnh đàn lợn hướng nạc, bò lai sind để cải tạo cơ bản giống của đàn lợn sind hóa, đàn bò và các con gia cầm siêu thịt, siêu trứng.
Phấn đấu đến năm 2010, đàn trâu bò đạt 100 nghìn con, đàn lợn trên 1 triệu con, đàn gia cầm 10 triệu con, sản lượng thịt đạt 125 nghìn tấn; mở rộng chăn nuôi công nghiệp với 500 trang trại vào năm 2005 và 1 nghìn trang trại vào năm 2010 [29, tr. 29].
- Xây dựng và phát triển điểm nuôi bò sữa ở huyện Hưng Hà, tiến tới phát triển và nhân rộng nuôi bò sữa sang các huyện khác; hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, an toàn dịch bệnh.
- Sản xuất đủ thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi để phục vụ kịp thời và chủ động nguồn thức ăn tại chỗ cho chăn nuôi, đảm bảo cho chăn nuôi phát triển nhanh và bền vững.
* Về thủy, hải sản: đẩy mạnh khai thác kinh tế biển, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế biển; bao gồm cả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, dịch vụ, vận tải và du lịch; nhanh chóng phát triển kinh tế biển thành ngành kinh tế mũi nhọn.