Theo ngành kinh tế * Ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 56 - 58)

- Về tài nguyên khoáng sản

2.2.4.1. Theo ngành kinh tế * Ngành nông nghiệp

* Ngành nông nghiệp

Là tỉnh thuần nông, 94% dân số sống ở nông thôn và 72% lực lượng lao động đang làm việc ở lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Vì vậy, đối với Thái Bình sản xuất nông nghiệp là ngành chủ yếu để tạo ra việc làm cho người lao động. Những năm qua, tỉnh đã tập trung đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp: người dân không chỉ quan tâm đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ mà còn chú trọng đổi mới cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi, tích cực áp dụng những thành tựu khoa học - công nghệ vào sản xuất. Vì vậy, "Mười năm qua (1994 - 2004) sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển khá toàn diện: tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 4,26% năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; giá trị sản xuất ngành trồng trọt từ 84,6% giảm xuống còn 72,8%, chăn nuôi tăng từ 12.8% lên 24%, thủy sản từ 2,6% lên 6,4%" [29, tr. 24], sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã chuyển dần sang sản xuất hàng hóa, hàng năm có từ 30 - 40 vạn tấn lương thực hàng hóa và một số sản phẩm khác. Năm 2004 giá trị xuất khẩu hàng hóa nông sản, thủy sản chiếm 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Từ những kết quả đó của ngành nông nghiệp, đã giải quyết và tạo ra nhiều chỗ làm việc mới cho lực lượng lao động ở nông thôn; do đó, "tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng dần từ 74,69% năm 2001 lên 76,27% năm 2002, 77,69% năm 2003 và 79,19% năm 2004" [24, tr. 3].

Mặc dù đạt được một số kết quả trên, song thực tế cho thấy vấn đề việc làm và đời sống của người dân ở nông thôn Thái Bình gặp phải nhiều khó khăn. Do đất chật, người đông, ruộng đất lại manh mún, phân tán cho nên dù có tích cực thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi... thì kết quả thu nhập của người nông dân vẫn rất thấp. Qua điều tra, khảo sát 100 hộ nông dân ở xã Đông Sơn, Đông Hưng, Thái Bình (một trong những xã có năng suất lúa cao nhất) cho thấy: nếu canh tác sản xuất 2 vụ lúa và 1 vụ đông trên 1 sào (360m2/1năm) trong điều kiện được mùa; sau khi trừ đi tất cả các chi phí sản xuất cũng chỉ thu được 120 - 150 ngàn đồng/năm.

Do đó, với lực lượng lao động tập trung ở địa bàn nông thôn đông, ruộng đất canh tác có hạn, sản xuất nông nghiệp lại mang tính thời vụ dẫn đến tình trạng thất

nghiệp, thiếu việc làm ở nông thôn Thái Bình là thường xuyên, gay gắt và bức xúc

* Ngành công nghiệp

Là tỉnh thuần nông nên nhìn chung ngành công nghiệp ở Thái Bình là nhỏ bé, chậm phát triển. Nhận thức được vị trí, vai trò của công nghiệp, những năm qua tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp.

Vì vậy, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở địa bàn tỉnh đã có bước phát triển, nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp được hình thành như: khu công nghiệp Tiền Hải, Phúc Khánh, Nguyễn Đức Cảnh..., thực tế cho thấy các khu công nghiệp này được đầu tư công nghệ tiên tiến, hoạt động có hiệu quả, chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ như: sản phẩm men sứ Long Hầu, gạch Ganarit, đồ gốm - sứ thủy tinh cao cấp, hàng dệt may, dày da xuất khẩu, bia Hương Sen, nước khoáng Tiền Hải... được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng

Mặt khác, sản xuất công nghiệp đã từng bước tạo ra sự gắn kết giữa sản xuất công nghiệp tập trung với sản xuất vệ tinh của hộ nông dân ở nông thôn, như: sản xuất nguyên liệu, gia công, chế biến sản phẩm, bảo quản hàng hóa... do đó, đã tạo ra nhiều việc làm mới, tăng thêm thu nhập, bảo đảm đời sống cho hàng ngàn lao động.

Những năm qua tỉnh cũng đã chú trọng khôi phục ngành nghề truyền thống, du nhập và phát triển một số ngành nghề mới; từ đó có tác động thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng tích cực; "đến nay toàn tỉnh có 152 làng nghề thu hút 145 ngàn lao động, chiếm 16,1% tổng số lao động trong toàn tỉnh, thu nhập từ nghề gấp 2 - 3 lần so với nông nghiệp" [27, tr. 24].

* Ngành thương mại - dịch vụ

Cũng như ngành công nghiệp, tỷ trọng lao động ở ngành thương mại - dịch vụ có tỷ trọng nhỏ bé, chiếm 13% tổng lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, những năm gần đây ngành thương mại - dịch vụ đã có bước chuyển biến rõ rệt: hàng hóa phong phú, giá cả ổn định, xuất khẩu được mở rộng, tỉnh đã có mối quan hệ kinh tế xuất - nhập khẩu hàng hóa với 20 nước. Năm 2004 ngành thương mại - dịch vụ đã

tạo ra được 2.450 tỷ đồng, chiếm 29,57% GDP (tính theo thực tế) [29, tr. 1].

Sự phát triển của ngành thương mại - dịch vụ là điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm, tạo ra thu nhập cho người lao động. Tỉnh đã tập trung mở rộng nhiều loại hình dịch vụ như: cung ứng vật tư, thu gom nông sản, gia công chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển hàng hóa... phát triển rộng khắp ở cả thành thị lẫn nông thôn. Từ đó, đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế: giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ (xem bảng 2.8).

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động làm việc theo nhóm ngành

Đơn vị tính:%

2000 2001 2002 2003 2004

Nông nghiệp 78,10 75,10 73,19 72,19 72,00 Công nghiệp 14,70 16,44 16,96 14,92 15,00 Thương mại - Dịch vụ 7,20 8,70 9,70 12,89 13,00

Nguồn: cục thống kê tỉnh Thái Bình (2004) [5, tr. 26], [6, tr. 1].

Các chỉ tiêu trên phản ảnh cơ cấu lao động theo các nhóm ngành qua các năm theo xu hướng chuyển biến tích cực, nhưng tốc độ diễn ra chậm; năm 2004, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp vẫn rất lớn: chiếm 72% tổng lực lượng lao động xã hội. Đây là vấn đề nan giải và cũng là lẽ đương nhiên xảy ra với một tỉnh thuần nông như Thái Bình, đòi hỏi tỉnh phải tìm ra giải pháp hữu hiệu mới có hy vọng có được cơ cấu kinh tế tiến bộ vào những năm tới.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết việc làm ở Thái Bình: thực trạng và giải pháp ppt (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)