III. Bài mới :
I/- Hệ thống hoá lại các định nghĩa về những thể loại truyện dân gian đã học.
- Truyện truyền thuyết. - Truyện cổ tích. - Truyện ngụ ngôn. - Truyện cười.
II/-Đọc lại các truyện dân gian.
- Yêu cầu HS tóm tắt lại một số truyện dân gian của cả 4 thể loại: Con Rồng, cháu Tiên; Sự tích Hồ Gươm; Sọ Dừa; Ông lão đánh cá và con cá Vàng; Thầy bói xem voi; Ếch ngồi đáy giếng; Lợn cưới, áo mới; Treo biển.
III/- Kể tên những truyện dân gian đã học và đã đọc.
- Treo bảng phụ có kẻ sẵn khung để phân loại các truyện dân gian. - Yêu cầu một vài HS lên điền vào khung đó tên các truyện đã học.
1. Con Rồng, cháu Tiên
2. Bánh chưng, bánh giầy
3. Thánh Gióng
4. Sơn Tinh, Thủy Tinh
5. Sự tích Hồ Gươm 6. Mị Châu - Trọng Thủy, Kinh và Bana là anh em ... 1. Sọ Dừa 2. Thạch Sanh 3. Em bé thông minh 4. Cây bút thần 5. Ông lão đánh cá và con cá vàng. 6. Sự tích dưa hấu, Sự tích trầu cau, Cây tre trăm đốt ...
1. Ếch ngồi đáy giếng
2. Thầy bói xem voi 3. Đeo nhạc cho mèo 4. Chân, Tay, Tai, Mắt Miệng
5. Kiến giết voi, Con rắn và người nuôi rắn.
1. Treo biển
2. Lợn cưới, áo mới.
3. Mất rồi (Cháy rồi), Thà chết còn hơn ...
3. Đặc điểm tiêu biểu của từng thể loại truyện dân gianTruyện truyền Truyện truyền
thuyểt
Truyện cổ tích Truyện ngụ ngôn Truyện cười.
- Là truyện kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo. - Có cơ sở lịch sử, có cốt lõi là sự thật lịch sử.
- Người kể người nghe tin câu chuyện như là có thật, dù truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo - Thể hiện thái độ và cách đánh giá đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Là trụyên kể về cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc ( người mồ côi, người mang lốt xấu xí, người em, người dũng sĩ ...)
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo - Người kể người nghe không tin câu chuyện là có thật - Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của lẽ phải, của cái thiện.
- Là truyện kể mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió chuyện con người.
- Có yếu tố gây cười
- Có ý nghĩa ẩn dụ, ngụ ý
- Nêu bài học để khuyên nhủ, răn dạy người ta trong cuộc sống
- Là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống để hiện tượng này phơi bày ra và người đọc ( người nghe ) phát hiện thấy.
- Có yếu tố gây cười
- Nhằm gây cười, mua vui, phê phán châm biếm những thói hư tật xấu trong xã hội, từ đó hướng người ta tới cái tốt đẹp.
4. So sánh truyện truyền thuyết và cổ tích; truyện ngụ ngôn và truyện cười.Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích Truyện truyền thuyết Truyện cổ tích
Giống + đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.+ có nhiều chi tiết giống nhau : sự ra đời thần kì của các nhân vật, nhân vật chính có những tài năng phi thường ...
Khác
+ kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+ thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật và sự kiện lịch sử được kể
+ được người đọc ( người nghe ) tin là có thật dù có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
+ kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
+ thể hiện quan niệm, ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác ...
+ không được tin là có thật ( dù có những yếu tố thực tế )
Truyện ngụ ngôn Truyện cười
Giống Thường chế giễu, phê phán những hành động, những cách ứng xử trai với điềumà truyện muốn răn dạy người ta.
Khác
Mục đích của truyện là khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đó trong cuộc sống.
Mục đích của truyện là gây cười để mua vui hoặc phê phán, châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách ... đáng cười trong cuộc sống.