II. Kiểm tra bài cũ : Chấm vở bài tập
DANH TỪ
DT chỉ đơn vị DT chỉ sự vật
Đvị tự nhiên Đvị qui ước DT chung
Chính xác Ước chừng
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: HS đọc và trả lời các câu
hỏi trong SGK.
@ Gọi HS đọc khái niệm ngôi kể trong SGK / 87.
@ Giảng cụ thể cho HS biết được ngôi thứ nhất , thứ hai và thứ ba.
@ Gọi HS đọc 2 đoạn văn trong SGK / 88. @ Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ mấy ? Dựa vào đâu em biết được điều đó ?
@ Vậy thì khi kể theo ngôi thứ ba người kể đang ở vị trí nào để kể lại câu chuyện này? Người kể có thể gọi nhân vật bằng gì? @ Đoạn văn 2 được kể theo ngôi thứ mấy? Vì sao em biết?
@ Khi kể ở ngôi thứ nhất, người kể đang ở vị trí nào? xưng là gì?
@ Trong 2 ngôi kể trên, em thấy ngôi nào có thể kể tự do, không bị hạn chế; còn ngôi nào chỉ được kể những gì mình biết và đã trải qua? Vì sao?
Giảng: + Ngôi thứ ba tự do hơn vì người
kể có thể có mặt ở khắp mọi nơi, hiểu được mọi chuyện xảy ra kể cả trong tư tưởng của nhân vật (lúc đầu là ở cung vua để hiểu ý nghĩ của vua và đình thần, hiểu vua muốn thử em bé; sau đó có mặt ở công quán để chứng kiến thử thách thứ 3 của em bé; cuối cùng là ở cung vua để biết được "vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn".
+ Ngôi thứ nhất hạn chế hơn vì người kể (tức là tôi) chỉ được kể những gì
tôi biết, tôi không thể có mặt ở mọi lúc mọi
nơi; nhưng tôi có thể tự do phát biểu cảm nghĩ của bản thân mình.
@ GV chốt lại vai kể ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
@ Gọi HS đổi ngôi kể ở đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba ( tôi --> Dế Mèn ).
@ Em có nhận xét gì về nội dung của đoạn văn vừa thay đổi đó so với nội dung của đoạn văn khi chưa thay đổi ngôi ?
I. Tìm hiểu bài :
Ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Lời kể.
@ - Kể theo ngôi thứ ba.
- Dựa vào: người kể không hiện diện, ta không biết được ai đang kể.
@ - Đứng ở vị trí bên ngoài câu chuyện và đang chứng kiến câu chuyện xảy ra.
- Gọi nhân vật bằng tên hay chức vụ.
@ Theo ngôi thứ nhất vì người kể xưng tôi, tức là người kể đóng vai trò là một nhan vật trong câu chuyện.
@ Người kể đang trực tiếp tham gia vào câu chuyện, tự xưng là tôi.
@ Ngôi thứ ba tự do hơn ngôi thứ nhất.
@ Nội dung không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người tự giấu mình đi.
@ Chúng ta có thể đổi đoạn văn thứ nhất thành đoạn có ngôi kể thứ nhất được không ? Vì sao?
=> GV chốt ý: phải lựa chọn ngôi kể cho phù hợp để câu chuyện hấp dẫn, thú vị. @ Người xưng tôi trong đoạn văn 2 là nhân vật nào ? Vậy khi kể theo ngôi thứ nhất thì
tôi là ai?
@ Gọi HS đọc ghi nhớ.
@ Không thể được vì khó tìm được 1 người có thể có mặt ở khắp mọi nơi như vậy được.
@ Là Dế Mèn, không phải là tác giả Tô Hoài. Do đó tôi có thể là nhân vật , là tác giả chứ không nhất thiết là tác giả.
III. Luyện tập:
1) Kể theo ngôi thứ ba thì nội dung không thay đổi nhưng không biết ai đang kể. 2) Kể theo ngôi thứ nhất đã làm rõ thêm tình cảm của nhân vật trong đoạn văn. 3) Truyện "Cây bút thần" được kể theo ngôi thứ ba vì người kể có mặt mọi lúc mọi nơi, biết được mọi việc xảy ra.
4) Truyện cổ tích, truyền thuyết là do dân gian sáng tác nên không biết là ai kể. Nếu kể theo ngôi thứ nhất sẽ ang dấu ấn cá nhân nên sẽ không phù hợp với thể loại
5) Khi viết thư thì viết theo ngôi thứ nhất.
IV. Củng cố:
- Thế nào là ngôi kể ? có mấy loại ngôi kể? Mỗi loại ngôi có ưu và hạn chế gì? Khi kể chuyện ta lựa chọn ngôi kể như thế nào? Người kể xưng tôi - ngôi thứ nhất trong tác phẩm là ai?