II. Kiểm tra bài cũ :
1) Thế nào là chủ đề của bài văn tự sự ? Có thể xác định chủ đề bằng cách nào ?
2) Dàn bài của bài văn tự sự có mấy phần ?
III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ Treo bảng phụ ghi 6 đề bài như trong SGK / 47.
@ Đề (1) và đề (2) là những đề văn thuộc thể loại gì? Hai đề đó yêu cầu em làm gì ? Những chữ nào trong đề là quan trọng và cho em biết điều đó?
@ So với đề (1) và (2), em thấy đề (3), (4), (5), (6) có gì khác ?
@ Vậy các đề 3, 4, 5, 6 có phải là đề tự sự không? Vì sao?
@ Như vậy đề văn tự sự có những dạng nào?
@ Nhờ đâu ta biết được các loại đề đó ? @ Vậy khi tìm hiểu đề ta cần tìm hiểu những vấn đề nào?
=> chốt vào ý 1 / ghi nhớ.
I/- Tìm hiểu đề :
@ Là đề văn tự sự (chú ý từ kể) yêu cầu kể chuyện
(1) câu chuyện em thích (nội dung), bằng lời văn của em ( hình thức)
(2) một người bạn tốt. @ Không có từ " kể "
@ Đều là đề văn tự sự vì nội dung làm bài là trình bày lại câu chuyện, sự việc đã xảy ra. Đề văn tự sự không nhất thiết phải có từ
kể.
@ Đề văn tự sự có nhiều dạng: Dạng nghiêng về kể người. đề 2 và 6 Dạng nghiêng về kể việc. đề 1 và 3 Dạng nghiêng về tường thuật đề 4 và 5 @ Các từ trung tâm trong mỗi đề cho ta biết điều đó.
@ Thể loại, từ ngữ, đề nghiêng về kể gì.
- Ghi đề 1: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
@ Khi nhận 1 đề văn, điều đầu tiên em phải làm là gì?
@ Tìm hiểu đề là gì?
@ Nhắc lại, đối với đề này ta cần chú ý những vấn đề nào ?
II/-Cách làm bài văn tự sự
@ Cần phải tìm hiểu đề
@ Tìm hiểu đề: Tìm hiểu kỹ lời văn để nắm yêu cầu của đề
+ thể loại : tự sự
+ từ : câu chuyện em thích, bằng lời văn của em
@ Khi xác định nôi dung ta cần xác định cụ thể các vấn đề gì ?
- Hướng dẫn HS vận dụng các vấn đề đó vào trong văn bản Thánh Gióng (Gợi : Em thích nhất truyện nào? Trong đó em thích nhất nhân vật nào? Diễn biến của truyện ra sao? Truyện đó thể hiện chủ đề gì?)
@ Để thể hiện chủ đề ca ngợi tinh thần đánh giặc của Gióng có cần kể cụ thể việc bà mẹ mang thai như thế nào, những dấu tích Gióng để lại là gì hay không ?
=> Khi lập ý ta cần lựa chọn sự việc thể hiện rõ chủ đề (ví dụ truyện Bánh chưng, bánh
giầy có 2 chủ đề : vua Hùng truyền ngôi
không theo lệ, Lang Liêu làm ra 2 thứ bánh --> nếu chọn chủ đề này thì kể lướt qua chủ đề kia ).
@ Hãy xác định mở - thân - kết cho văn bản
Thánh Gióng .
@ Dựa vào phần mở bài trong SGK và cách lập ý ở trên, em sẽ mở đầu bài văn như thế nào? (cần có yếu tố nào, cần kể lướt qua yếu tố nào)
=> giới thiệu các cách mở bài khác.
@ Để kể diễn biến câu chuyện, ta cần kể các sự việc gì ?
@ Câu chuyện này nên kết thúc ở chỗ nào? Vì sao ?
@ Chúng ta làm gì trong từng phần mở - thân - kết bài là ta đang thực hiện thao tác 3. Đó là gì ?
=> Giới thiệu khái niệm lập dàn ý.
@ Nếu mới chỉ lập dàn ý thôi thì đã thành bài văn chưa ? Cần thực hiện thao tác nào nữa ?
@ Hãy dùng lời văn của mình kể lại phần mở bài và kết bài của truyện Thánh Gióng.
+ nghiêng về kể việc.
@ Lập ý: Xác định nôi dung sẽ viết theo yêu cầu của đề: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
@ Không cần vì các chi tiết không góp phần thể hiện chủ đề của văn bản
@ Xác định bố cục của văn bản @ Thử nêu 1 cách vào bài
@ Trả lời các sự việc làm rõ cho việc Gióng đòi đánh giặc, trưởng thành và ra trận
@ Vua nhớ công ơn... quê nhà vì chủ đề truyện không phải kể về các dấu tích đề lại. @ Lập dàn bài: Sắp xếp sự việc để kể theo thứ tự trước sau phù hợp với ý định của mình.
@ Viết lời kể bằng lời văn của mình theo dàn bài đã lập
@ Kể miệng , dùng lời kể của mình
III. Luyện tập :
Đề bài : Em hãy kể lại câu chuyện " Sơn Tinh - Thủy Tinh" bằng lời văn của em. * Tìm hiểu đề :
+ Thể loại : tự sự
+ Từ ngữ quan trọng : kể, chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh, bằng lời văn của em. + Đề nghiêng về kể việc.
* Lập ý :
+ Truyện : Sơn Tinh - Thủy Tinh
+ Nhân vật : Sơn Tinh, Thủy Tinh, vua Hùng, Mị Nương. + Các sự việc ( mở đầu, diễn biến, kết quả ).
+ Ý nghĩa : giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm, ca ngợi ước mơ chiến thắng thiên tai.
* Lập dàn bài :
+ Mở bài : Vua Hùng 18 muốn kén rể cho Mị Nương. + Thân bài :
- ST, TT đến cầu hôn - Vua ra điều kiện chọn rể - ST đến trước được vợ
- TT đến sau, tức giận, dâng nước đánh ST.
- Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng TT thua, đành rút về . + Kết bài : Hằng năm, TT dâng nước đánh ST, nhưng đều thua.
* Viết lời kể :
+ Viết phần mở bài. - Giới thiệu cho HS các cách mở bài :
Hôm nay trời mưa to, nước lũ dâng cao nên em không thể đi học được. Tại sao lại có lũ xảy ra hằng năm nhỉ ? Thắc mắc của em đã được bà giải thích bằng câu chuyện thú vị Sơn Tinh - Thủy Tinh.
Trong số các truyện truyền thuyết đã học, em thích nhất là câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh. Câu chuyện được bắt đầu từ việc vua Hùng Vương thứ 18 muốn kén rể cho con gái của mình là Mị Nương.
+ Viết phần kết bài.
Bắt đầu từ đấy, mang nặng mối thù trong lòng hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lại Mị Nương. Nhưng năm nào thần Nước cũng phải chịu khuất phục trước sức mạnh của thần Núi, đành rút quân về .