Củng cố: Nêu cách làm bài tập làm văn kể chuyện đời thường V Dặn dò: Chuẩn bị bài viết số 3.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 6 HKI (Trang 95 - 98)

V. Dặn dò: Chuẩn bị bài viết số 3.

Tuần : 13 Tiết : 49-50

BÀI 12

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3

Ngày soạn : 19/11/2006

A. Mục tiêu cần đạt :

- HS biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.

- HS biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí, đúng văn phạm.

B. Chuẩn bị :

Giáo viên : Thống nhất đề bài cùng cả nhóm về nội dung và biểu điểm.

Học sinh : Chuẩn bị theo nội dung các đề văn gợi ý ở trong SGK / 119. C. Các bước lên lớp :

I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, nề nếp.

II. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra giấy làm bài của HSIII. Bài mới : III. Bài mới :

Đề: Kể chuyện về ông (hay bà) của em.

Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề, tìm ý: 1- Tìm hiểu đề:

Đây là đề làm văn kể chuyện người thật việc thật. Kể về ông (hay bà) của em, thì không thể bịa đặt, tưởng tượng.

Yêu cầu của đề là chân thật, thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của em dối với ông (hoặc bà) của mình

2- Tìm ý:

Yêu cầu phác họa vài nét cho người đọc hình dung được bức chân dung người ông của mình. Do đó không nhất thiết phải xây dựng sự việc, tình tiết gây cấn như trong truyện cỏ tích, ngụ ngôn, truyện cười ... mà kể lại những viẹc làm, chi tiết để chứng tỏ rằng ông của mình hiền lành như thế nào, ông thích làm những việc gì, thương con cháu như thế nào, thường kể chuyện cho cháu ghe, hoặc ông nghiêm khắc như thế nào, cẩn thận, chu đáo như thế nào. Đó là việc các em có thể quan sát nhớ lại săp xếp và kể ra. Điều chú ý là phải tập trung vào mọt chủ đề nào đó, như tình thương yêu con cháu, để người đọc đọc xong có ấn tượng về người ông của mình.

Biểu điểm

Điểm 9 - 10: Bài làm đầy đủ các yêu cầu, diễn đạt tốt , không mắc quá 3 lỗi chính tả và diễn đạt

7 - 8: Nắm được phương pháp làm bài. Bố cục hợp lý nhưng mắc không quá 5 lỗi chính tả và diễn đạt

5 - 6: Đạt các yêu cầu trên những diễn đạt đôi chỗ còn lủng cũng mắc không quá 8 lỗi chính tả và diễn đạt

3 - 4: Bài làm sơ sài bố cục chưa rõ ràng, mắc quá nhiều lỗi chính ta 1 - 2: Chưa biết kể một câu chuyện, mắc quá nhiều lỗi chính tả

.

Tuần : 13

Tiết : 51 TREO BIỂN - LỢN CƯỚI, ÁO MỚIBÀI 12

Ngày soạn : 19/11/2006 A. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS:

- Hiểu được thế nào là truyện cười.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong 2 truyện. - kể lại được các truyện cười này.

B. Chuẩn bị :

Giáo viên :- Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, bảng phụ.

Học sinh : - Học bài cũ, trả lời các câu hỏi trong SGK. C. Các bước lên lớp :

I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, nề nếp.

II. Kiểm tra bài cũ : Kể tóm tắt chuyện ngụ ngôn "Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng"

Qua chuyện đó em rút ra bài học gì.

III. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

@ Gọi HS đọc khái niệm truyện cười trong SGK / 124.

I. Đọc - hiểu cấu trúc văn bản:

1. Khái niệm truyện cười:

+ Hiện tượng đáng cười: là những hiện tượng có tính chất ngược đời, lố bịch, trái tự nhiên, thể hiện ở hành vi, cử chỉ, lời nói của người đó.

+ Truyện cười thường rất ngắn nhưng vẫn có kết cấu, có nhân vật, ngôn ngữ phục vụ mục đích gây cười.

+ Truyện cười thường có ý nghĩa mua vui hay phê phán, truyện cười gían tiếp hướng người đọc tới những điều tốt đẹp, đối lập với hiện tượng đáng cười.

2. Thể loại: truyện cười

3. Phương thức biểu đạt: tự sự

@ Gọi HS đọc truyện trong SGK.

@ Câu chuyện xoay quanh vấn đề gì?

@ Tấm biển quảng cáo đó có mục đích gì?

@ Nội dung tấm bảng đề

A. Treo biển:

1. Tấm biển quảng cáo:

@ Quanh việc: cửa hàng bán cá treo biển quảng cáo. @ Thông báo và giới thiệu những thứ mà cửa hàng bán. @ Có 4 yếu tố:

treo ở cửa hàng có mấy yếu tố? Hãy nêu vai trò của từng yếu tố.

+ ở đây: thông báo địa điểm bán hàng

+ có bán: thâng báo hoạt động của cửa hàng. + cá: thông báo loại mặt hàng.

+ tươi: thông báo chất lượng mặt hàng @ Người đầu tiên góp ý khi

nào? Ông ta góp ý điều gì? Thái độ góp ý? Phản ứng của nhà hàng?

@ Người thứ hai góp ý khi nào? Nội dung hướng vào cái gì? Thái độ của nhà hàng?

@ Người tiếp theo góp ý khi nào? Nội dung và thái độ? Phản ứng của nhà hàng? @ Trước khi người thứ tư nhận xét, nhà hàng suy nghĩ như thế nào? Phản ứng của nhà hàng ra sao khi nghe lời người làng giềng?

2. Những ý kiến góp ý:

@ Người góp ý đầu tiên ngay sau khi bảng được treo lên là người qua đường. Ông ta nhằm vào chữ tươi. Thái độ ông ta

cười .Thái độ cười ở đây không thể hiện sự thân thiện mà sự

chê nhà hàng không biết quảng cáo. Phản ứng của nhà hàng là tiếp thu vô điều kiện, bỏ ngay chữ tươi đi.

@ Người thứ hai góp ý vào hôm sau. Đây là người khách hàng mua cá. Người này hướng tới chữ ở đây với lý do

chẳng lẽ ra hàng hoa mua cá.

Cũng giống như lần trước nhà hàng nghe nói bỏ ngay chữ ở

đây.

@ Người này góp ý cách vài hôm. Ông ta nhằm vào chữ có

bán với thái độ cười khi đặt câu hỏi chẳng lẽ bầy cá ra để khoe hay sao mà phải đề có bán. Phản ứng của nhà hàng

cũng giống như các lần trước bỏ ngay chữ có bán.

@ Sau khi tiếp thu vô điều kiện ba ý kiến, trên biển chỉ còn lại chữ CÁ nhà hàng tin chắc không còn ai bắt bẻ gì nữa. Nhưng người làng giềng sang chơi lại nói về mùi tanh của cá (có thể thấy bằng mũi) số lượng nhiều (nhìn bằng mắt) và hỏi để biển làm gì nữa. Phản ứng của nhà hàng là đem cất cái biển đi.

@ Theo em tấm biển quảng cáo của nhà hàng đã hoàn chỉnh chưa? Có phải còn có chỗ đáng bỏ đi không? Biển như thế nào là phù hợp? @ Em có nhận xét gì về các ý kiến đóng góp?

@ Đọc truyện này em thấy đáng cười ở chỗ nào?

@ Từ đó, em rút ra bài học gì?

3- Ý nghĩa của chuyện:

@ Biển quảng cáo không sai nhưng chưa gọn, chứ chưa phải đến mức phải bỏ hết bảng quảng cáo như vậy. Tấm biển hợplý nhất Bán cá tươi.

@ Mỗi ý kiến đóng góp cho từng yếu tố của tấm biển. Thoạt nghe ta thấy từng vị nói đều có lí, nhưng không phải bởi vì họ không nghĩ đến chức năng của yếu tố mà họ cho là thừa và mối quan hệ của nó với các yếu tố khác.

@ Mỗi lần bị góp ý, nhà hàng không suy nghĩ nghe nói,

bỏ ngay -> gây cười. Cái cười bộc lộ rõ nhất khi nhà hàng

cất nốt tấm biển. Những lần trên bị bắt bẻ, chỉ còn mỗi từ

cá, tưởng rằng không có ai bắt bẻ nữa, thế nhưng vẫn có nên

phải cất biển đi. Từng lời góp ý có vẻ có lí nhưng theo đó mà hành động thì thành ra phi lí. Đáng cười vì người nghe góp ý không suy xét, hoàn toàn mất chủ kiến.

@ Dùng từ phải có nghĩa, có lượng thông tin cần và đủ. Từ trong tấm biển quảng cáo phải ngắn gọn, rõ ràng, đáp ứng mục đích, nội dung quảng cáo.

@ Gọi HS đọc truyện. @ Trong truyện có bào nhiêu nhân vật. Mỗi nhan vật giống nhau điểm nào? @ Hai nhân vật trong truyện đều có tính khoe. Em hiểu như thế nào về tính này?

B. Lợn cưới, áo mới:

1. Nét giống nhau và khác nhau của hai nhân vật :

@ Truyện có hai nhânvật. Hia nhân vật này giống nhau ở nhau ở tính khoe khoang nhưng khác nhau ở mức độ và khác nhau ở vật đem khoe: con lơn và cái áo mới. Một anh khoe mẽ, một anh khoe của.

@ Là thói thich trưng ra cho người ta biết là mình giàu. Thói này thường thấy ở những người giàu, nhất là những người mới giàu lên biểu hiện ở cách ăn mặc, trang sức, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp

@ Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào ?

@ Lẽ ra anh ta nên hỏi như thế nào? Từ cưới được dùng ở đây có thích hợp không ? @ Anh có áo mới thích khoe đến mức nào ?

@ Điệu bộ giơ ngay vạt áo ra có phù hợp không ? Vì sao ?

@ Câu trả lời của anh ta thừa chỗ nào? Đáng ra anh ta phải trả lời như thế nào ? @ Cái đáng cười của câu chuyện này là gì?

@ Truyện này nhằm phê phán điều gì?

2. Cách khoe của của hai nhân vật:

@ Anh khoe của ngay trong lúc bận rộn, bối rối, khoe của trong lúc tưởng như không còn tâm trí để khoe --> là người có bản tính khoe khoang.

@ Nên hỏi " ... con lợn của tôi ... " hoặc nói rõ đặc điểm (to - nhỏ, đen - trắng) từ cưới được dùng không phù hợp vì nó không nêu đặc điểm của con lợn, hơn nữa người được hỏi không cần phải biết con lợn đó được dùng để làm gì.

@ + May được áo mới, không cần đợi dịp mà mang ngay như trẻ con (Già được bát canh, trẻ được manh áo mới) nhưng trẻ con hồn nhiên, còn anh ta là khoe của.

+ Đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua để được khen => rất nôn nóng

+ Đứng từ sáng đến chiều: rất kiên nhẫn nhưng là sự kiên nhẫn lố bịch.

+ Khi không có ai hỏi thì tức lắm: một sự tức giận vô lối.

@ Không phù hợp vì người ta chỉ hỏi lợn (hướng lợn chạy) mà thôi.

@ Thừa " Từ lúc ... áo mới này ", chỉ cần nói " Tôi đứng từ

sáng đến giờ ... "

=> Điệu bộ đã thừa mà ngôn ngữ cũng thừa luôn. Nó thừa đối với người nghe nhưng lại là mục đích, là nội dung thông báo chính của anh ta.

@ Của chẳng đáng là bao nhưng hai nhân vật lại thích khoe, hoạt động và ngôn ngữ khoe rất lố bịch và quá đáng. Tác giả rất khéo léo tạo ra cuộc ganh đua trong việc khoe của: anh áo mới kiên nhẫn chờ khoe nhưng lại bị anh lợn cưới khoe trước nên đã không bỏ lỡ cơ hội nên đã khoe lại liền --> câu chuyện kết thúc bất ngờ.

@ Nội dung ghi nhớ sgk

Một phần của tài liệu Ngữ văn 6 HKI (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(133 trang)
w