Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhânvật

Một phần của tài liệu Ngữ văn 6 HKI (Trang 51 - 54)

thông minh trong truyện - Kể lại được truyện.

B. Chuẩn bị :

Giáo viên :- Đọc SGK, SGV, soạn giáo án, tranh ảnh minh họa, đèn chiếu.

Học sinh : - Đọc và tìm hiểu câu hỏi 1, 2 trong phần " Đọc hiểu văn bản ". C. Các bước lên lớp :

I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, vệ sinh.II. Kiểm tra bài cũ : II. Kiểm tra bài cũ :

1) Trong truyện " Thạch Sanh ", em thấy chi tiết nào thần kì ? Hãy nêu ý nghĩa của truyện

2) Nêu ý nghĩa của truyện Thạch Sanh.

III. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

@ GV đọc mẫu sau đó gọi 1 đến 2 hs đọc văn bản và chú thích () SGK.

@ GV gọi hs đọc các chú thích còn lại SGK

@ Căn cứ vào diễn biến của chuyện, em thử chia đoạn?

I/- Đọc và tìm hiểu chung:

1- Giải nghĩa từ khó:

2- Bố cục: 2 đoạn:

+ từ đầu đến " với nhau rồi " + còn lại.

@ Gọi HS đọc từ đầu đến “ ...

thật lỗi lạc”

@ Mở đầu truyện kể về sự việc gì? Ý nghĩa của sự việc ấy? Em hiểu đức vua và viên quan là người thế nào? Viên quan đã làm gì để thực hiện lệnh của đức vua?

II/- Tìm hiểu chi tiết.

1- Đức vua và viên quan trong triều:

@ - Đức vua sai viên quan đi khắp nước tìm người tài giỏi ra giúp nước => Đức vua là đấng minh quân, biết chăm lo việc nước. Đất nước muốn phát triển phải cần có người tài.

- Viên quan một bề tôi tận tụy, mẫn cán, tuân lệnh đức vua đi khắp nơi để ra những câu đố oái oăm để tìm người tài.

@ Gọi HS đọc Một hôm .... về

tâu vua

@ Lần thử thách trí thông minh thứ nhất có gì đặc biệt?

@ Vì sao gọi câu đố ấy là câu đố oái oăm?

@ Em bé đã thể hiện sự thông minh bằng lời giải đố ra sao?

2- Em bé thông minh:a- Lần thử thách thứ nhất: a- Lần thử thách thứ nhất:

@ Lần thử thách thứ nhất rất đột ngột và hoàn toàn bất ngờ diễn ra ngoài đồng bên vệ đàng. Bất ngờ với cả người ra câu đố và người trả lời.

@ - Câu đố: Trâu của lão cày một ngày được mấy đường?

- Nó bất ngờ đột ngột với người được hỏi. Nó giống như bài toán thiếu những điều kiện cần và đủ để đi tới đáp số. Không ai đếm từng đường cày trong ngày làm việc, hơn nữa nó còn phụ thuộc vào con trâu, điều kiện của thửa ruộng lớn nhỏ, đồng sâu, đồng cạn.

- Người cha từng trải lại bế tắc đứng ngẫn người ra. @ - Em bé không trả lời câu hỏi mà hỏi vặn lại quan

Ngựa của ông đi ngày được mấy bước. Câu hỏi đối

nhau chan chát Trâu của lão / Ngựa của ông; cày ngày

được mấy đường/ đi một ngày được mấy bước. Dùng

phép Gậy ông đạp lưng ông

- Em bé thật thông minh đã chủ động tấn công dồn đối thủ vào thế bị động. Cậu đã xoay chuyển tình thế.

giống như người cha của em đứng ngẩn người.

Viên quan sửng sốt, ngạc nhiên vì vui mừng đã phat hiện ra người tài ở đây rồi không cần tìm đâu cho xa

@ Gọi HS đọc từ Nghe nói ....

ăn mừng với nhau rồi

@ Lần thử thách thứ hai do ai ra câu đố? Tính chất của lần thử thách này?

@ Em bé đã thể thể hiện trí thông minh trong lần thử thách này như thế nào?

b- Lần thử thách thứ hai:

@ - Lần thử thách này do đích thân đấng minh quan quyền lực vô biên ra. Dưới hình thức một lệnh của vua ban. Ai dám trái lời dù thật vô lý!

- Tính chất cuộc thử thách này nghiêm trọng hơn: nếu không thực hiện cả làng phải chịu tội. Lệ của vua những thực chất nhằm thử tài em bé.

@ - Lệnh của vua vô lý tới mức phi lý trái với quy luật tự nhiên. Dân làng họp bao nhiêu lần không có cách giải quyết.

- Em bé bình tĩnh, hiểu rõ ý vua thưa với dân làng làm thịt trâu ăn.

- Lần này em bé dùng phép gậy ông đập lưng ông, và

tương kế tựu kế:

+ Em bé tìm cách đối diện với nhà vua, dần dần đưa đức vua vào cái bẫy của mình. Em chỉ chờ đức vua hỏi Mày có việc gì? Sao lại khóc? Để dương bẫy. Câu trả lời của em chứa đựng sự phi lý.Mẹ con chết sớm mà cha ... Để cuốn hút vua và quần thần vào cuộc, em tha thiết cầu xin vua phán bảo cha cho con được nhờ. Sự khéo léo của em đã khiến đức vua và quân thần “mắc mưu”. Lời phán của vua đã chạm vào chiếc bẫy và đã sập Bố mày giống

đực, làm sao mà đẻ được.

+ Em bé chỉ chờ có thế, khéo léo nhắc lại lời của vua

khiến cho “đối thủ” há miệng mắc quai.

- Lời lẽ của em bé lễ phép kết hợp với lý lẽ sắc sảo dã chứng tỏ cậu bé thông minh đức vua rất hài lòng cười và bảo: Ta thử đấy thôi mà.

- Có thể nói em bé còn hiểu tường tận ý đồ của vua, nên khi vua hỏi Thế làng chúng mày không biết... thì việc ấy thực hiện rồi. Điều đó khiến đức vua và quần thần chịu thằng bé thông minh lỗi lạc.

@ Gọi Hs đọc Vua và đình

thần ... ban thưởng rất hậu.

@ Tính chất thử thách lần thứ ba như thế nào? Có phải đức vua thử tài pha thịt chim, dọn cỗ của em bé không? Em bé đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

c- Lần thử thách thứ ba:

@ - Mục đích không phải đức vua thử tài pha thịt chim, dọn cỗ của em bé mà vẫn là thử tài em bé.

- Em bé không dại dột làm thịt chim, dọn cỗ mà nêu ra điều kiện cần thiết đòi hỏi nhà vua phải đáp ứng điều kiện để me thực hiện lệnh của vua => Từ đó vua mới phục hẳn.

đến hết.

@ Tính chất thử thách lần thứ tư như thế nào? Ai ra câu đố? Những ai phải giải câu đố? Kết quả?

@ Em bé đã thể hiện trí thông minh như thế nào?

@ - Khác với ba lần trước, lần này có quy mô lớn hơn. Các lần trước là mối quan hệ vua tôi, lần này là quan hệ ngoại giao liên quan đến thể diện quốc gia, vận mệnh đất nước, bởi không giải được tức là tỏ ra thua kém và thừa nhận sự thuần phục của mình với với nước láng giêng. Triều đình nước láng giềng ngọa mạn sai sứ thần ra câu đố.

- Các quan trong triều lúng túng bất lực rreước câu đố oái oăm vua quan nhìn nhau. Các đại thần suy nghĩ tìm mọi cách giải những vô hiệu. Tất cả đều bó tay.

- Tác giả dân gian tạo ra một tình huống gây cấn, bế tắc đến bất ngờ làm nỗi bạt trí thông minh của em bé, tạo ra sức lôi cuốn hấp dẫn của lần thử thách cuối cùng.

@ Đối lập với sự lúng túng của vua và triều thần là cái vẻ tự tin, ung dung như không của em bé. Khi viên quan long trọng mang chỉ dụ của vua đến thì em bé đang đùa chơi ở sau nhà như không có việc gì xảy ra.

- Khi nghe yêu cầu xâu chỉ mảnh qua ruột ốc xoắn dài thì em hát lên một câu: .... rồi bảo cứ theo cách đó là xâu được ngay!

- Kết quả lời giải làm cho triều đình mừng rỡ, sứ giả láng giềng thán phục. Em đựơc phong làm Trạng nguyên, trở thành cố vấn cho nhà vua.

@ Kể về em bé thông minh qua nhiều lần thử thách được phong làm Trạng nguyên, tác giả dân gian nhằm ngụ ý gì?

@ Những yếu tố nghẹ thuật tạo nên sự hấp dẫn của truyện?

III/- Tổng kết – Ghi nhớ:

@ Truyện kể về em bé con nhà thường dân nhờ có trí thông inh lạ thường, qua nhiều thử thách, em được phong làm Trạng nguyên trơt thành cố vấn cho nhầ vua. Tác giả dân gian đề cao trí thông minh và trí khôn dân gian trong cuộc sống.

@ Tuy truyện cổ tích nhưng không thấy xuất hiện những phép lạ của Tiên, Bụt... Truyên hấp dẫn ta bằng trí thông minh của con người trong cuộc sống. Truyện đã tạo ra những câu đố oái oăm, tình huống gây cấn như những thắt nút rồi tìm ra giải pháp hợp lý, một cách cởi nút đơn giản nhưng rất trí tuệ

IV/- Luyện tập:

1- GV cho hs kể lại truyện này một cách diễn cảm.

2- GV cho HS kể câu chuyện về em bé thông minh khác mà em biết

Một phần của tài liệu Ngữ văn 6 HKI (Trang 51 - 54)