II. Kiểm tra bài cũ :
1) Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? 2) Làm bài tập 5 / sách bài tập.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ Treo bảng phụ có ghi 2 ví dụ trong SGK / 68 và yêu cầu HS lên gạch chân những từ giống nhau trong từng câu của 2 câu văn ấy.
@ Em thấy việc lặp từ của câu nào hay hơn ?
@ Vậy thì việc lặp từ ở câu a có gì khác với việc lặp từ ở câu b ?
@ Do vậy ta nói câu b mắc lỗi lặp từ. Em hãy nhắc lại xem lỗi lặp làm cho câu văn như thế nào?
@ Yêu cầu HS lên bảng sửa lại câu b cho hay hơn.
@ Hãy so sánh câu đã sửa và câu bị mắc lỗi xem câu nào hay hơn? Từ đó hãy rút ra nguyên nhân mắc lỗi lặp từ ?
1. Sửa lỗi lặp từ :
@ Gạch chân : tre (7 lần), giữ (7 lần), anh hùng (2 lần).
@ Câu a
+ Câu a : việc lặp từ có dụng ý muốn nhấn mạnh ý, tạo nhịp điệu hài hòa như 1 bài thơ cho văn xuôi. + Câu b : việc lặp từ làm cho câu văn nặng nề, không trôi chảy, gây sự nhàm chán.
@ Sửa lại :
+ Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
+ Truyện dân gian ... thích đọc nó. @ Câu đã được sửa sẽ hay hơn.
Cần rèn luyện viết văn để cho vốn từ thêm phong phú, tránh lặp từ vô ý thức.
Nguyên nhân : vốn từ nghèo nàn. @ Gọi 2 HS đọc 2 câu tìm hiểu bài
trong SGK.
@ Trong 2 câu đó có từ nào dùng không đúng không ?
@ Vì sao em cho là các từ đó được dùng không đúng ?
@ Vì sao lại mắc lỗi này ?
@ Yêu cầu HS sửa lại cho đúng 2 câu đó.
@ Hãy giải nghĩa của 2 từ đó để cho thấy rằng em đã dùng đúng.
2. Sửa lỗi lẫn lộn các từ gần âm :
@ Từ thăm quan và nhấp nháy. @ Vì :
+ Thăm quan : tiếng Việt không có từ này + Nhấp nháy:
1) mở ra nhắm lại liên tiếp (mắt nhấp nháy). 2) có ánh sáng khi lóe ra khi tắt liên tiếp (đèn nhấp nháy ).
@ Nguyên nhân : nhớ không chính xác hình thức ngữ âm, không hiểu rõ nghĩa của từ ).
@ Sửa: thăm quan --> tham quan nhấp nháy --> mấp máy
@ + Tham quan: xem thấy tận mắt để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm.
+ Mấp máy: cử động khẽ và liên tiếp
=> do đó, nếu không muốn mắc lỗi thì chỉ nên dùng những từ mình nhớ chính xác hình thức ngữ âm.
1. Lược bỏ từ lặp :
+ câu a bỏ : bạn, ai, cũng, rất, lấy, làm, bạn, Lan.
a) Lan là một lớp trưởng gương mẫu nên cả lớp ai cũng quý mến.
+ câu b bỏ : câu chuyện ấy ( thay: câu chuyện này = câu chuyện ấy; nhân vật ấy =
họ; những nhân vật = những người ).
b) Sau khi nghe cô giáo kể, chúng tôi ai cũng thíchg những nhân vật trong câu chuyện ấy vì họ đều là những người có phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
+ câu c bỏ : lớn lên vì nghĩa của nó trùng với nghĩa của từ trưởng thành.
c) Quá trình vượt núi cao cũng là quá trình con người trưởng thành.
2. Sửa từ dùng sai:
a) + sinh động: có khả năng gợi ra những hình ảnh có nhiều dạng vẻ khác nhau, hợp với hiện thực của đời sống.
+ linh động: không quá câu nệ vào nguyên tắc.
Sửa: Tiếng Việt có khả năng diễn tả sinh động mọi trạng thái tình cảm của con người.
b) + bàng quan: đứng ngoài cuộc mà nhìn, coi như là không có quan hệ đến mình. +bàng quang: bọng chứa nước tiểu
Sửa: Có một số bạn còn bàng quan với lớp.
c) + hủ tục: phong tục đã lỗi thời.
+ thủ tục: những việc phải làm theo quy định.
Sửa: Vùng này còn khá nhiều hủ tục : ma chay, cưới xin đều cỗ bàn linh đình.
* Nguyên nhân mắc lỗi : nhớ không chính xác hình thức ngữ âm.
IV. Củng cố :
Hãy nêu những nguyên nhân mắc lỗi và cách khắc phục
V. Dặn dò :
Làm bổ sung bài tập.
Chuẩn bị : Chữa lỗi dùng từ ( tiếp theo ).
Tuần : 6
Tiết : 24 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1BÀI 6
(Bài viết ở nhà)
Ngày soạn : 10/10/2006
A. Mục tiêu cần đạt :
Đánh giá bài tập làm văn theo yêu cầu của bài tự sự nhân vật, sự việc, cách kể, mục đích ( chủ đề), sửa lỗi chúnh tả, ngữ pháp. Yêu cầu " kể bằng lời văn của em " không đòi hỏi nhiều đối với HS".
B. Chuẩn bị :
Giáo viên : - Chấm bài của HS, soạn giáo án.
Học sinh : xem lại văn bản C. Các bước lên lớp :
I. Ổn định lớp : kiểm tra sĩ số, vệ sinh.II. Kiểm tra bài cũ : II. Kiểm tra bài cũ :
1) Văn tự sự kể về vấn đề gì ? Nêu yêu cầu của một đoạn văn 2) Hãy giới thiệu nhân vật Âu Cơ bằng lời văn của em.
III. Bài mới :
Giới thiệu bài : GV trực tiếp đi vào bài học mới. Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Phân tích đề
@ Yêu cầu HS nhắc lại đề bài (yêu cầu HS nhắc lại đề bài chung, nhưng ghi vào vở đề bài có tên của câu chuyện mà HS lựa chọn)
@ Chuyện mà em lựa chọn thuộc thể loại gì ? Kể về ai ? Ai là nhân vật chính ? Sự việc chủ yếu được kể là sự việc gì ? Kể sự việc đó nhằm mục đích gì ?
Nhận xét.
@ Khi làm bài văn, em tự thấy mình có những ưu điểm và khuyết điểm nào?
1) Ưu điểm: nắm được truyện, đa số có lời dẫn
vào truyện ở phần mở bài, có ý thức tóm lược theo mục đích, ý nghĩa của bài văn.
2) Khuyết điểm: sai lỗi chính tả, diễn đạt còn lủng củng, chưa sử dụng đúng mức lời văn của bản thân, ngắt đoạn không đúng chỗ.
Lập dàn ý. @ GV đưa ra 1 dàn ý đúng và đầy đủ nhất (mà HS đã lập ở nhà và nộp kèm theo)cho từng câu chuyện => gọi HS nhận xét và bổ sung dàn ý đó . Sửa lỗi.
- GV sửa một số lỗi sai cơ bản về lỗi chính tả, lỗi diến đạt ...
- Đọc một số bài hay của HS.
* Đề bài : Hãy kể lại một câu chuyện
truyền thuyết đã học mà em thích nhất bằng lời văn của em.