III. Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
@ Gọi HS tóm tắt lại truyện ngắn gọn.
truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng và
trả lời các câu hỏi. (chú ý cốt truyện)
@ Trong truyện này, người ta tưởng tượng ra những gì ?
@ Trong truyện này, chi tiết, sự việc nào được người ta tưởng tượng ra? Còn chi tiết, sự việc nào là có thật?
I/- Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
@ Các bộ phận của cơ thể người được tưởng tượng thành những nhân vật riêng biệt có nhà riêng, được gọi bằng bác, cô, cậu, lão.
@ + Tưởng tượng: 4 nhân vật kia chống lại lão Miệng.
@ Người ta tưởng tượng ra câu chuyện này để làm gì ?
@ Tưởng tượng trong tự sự có phải là tùy tiện, thích gì kể nấy không ?
bọn lại thấy khỏe mạnh như xưa.
@ Để làm nổi bật một sự thật thông thường: người ta trong xã hội phải nương tựa vào nhau để tồn tại, nếu tách rời nhau ra thì sẽ không tồn tại được.
@ Không được tùy tiện mà phải dựa vào một sự thật hiển nhiên nào đó. Ở đây tác giả tưởng tượng ra là nếu sẽ bác bỏ sự thật ấy thì hậu quả sẽ như thế nào để rồi từ đó khẳng định một sự thật. => Tưởng tượng như vậy nhằm thể hiện một tư tưởng (chủ đề) tức là khẳng định rằng không thể thay đổi sự thật tự nhiên ấy được.
@ Gọi HS đọc truyện (Lục súc tranh công)
@ Gọi HS tóm tắt lại truyện --> bổ sung những chỗ thiếu của HS.
@ Trong câu chuyện, người ta tưởng tượng ra những gì ?
@ Những tưởng tượng ấy dựa vào sự thật nào ?
@ Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?
@ Trên đây ta đã tìm hiểu về hai câu chuyện tưởng tượng. Từ đó em hiểu như thế nào là kể chuyện tưởng tượng?
@ Có phải khi kể chuyện thì ta có thể kể một các tùy tiện không ? Vậy thì ta phải dựa vào đâu để kể ?
@ Dựa vào sự thật và thêm yếu tố gì để câu chuyện đó thành câu chuyện tưởng tượng ?
@ Gọi HS đọc ghi nhớ.
@ + sáu con gia súc nói được tiếng người + sáu con gia súc kể công và kể khổ.
@ Dựa vào sự thật về cuộc sống và công việc của mỗi giống vật.
@ Nhằm thể hiện tư tưởng: các giống vật tuy khác nhau nhưng đều có ích cho con người, không nên so bì nhau.
@ Là những truyện do người ta tưởng tượng ra, không có trong sách vở nhưng có mang một ý nghĩa nào đó.
@ Không được kể tùy tiện mà phải dựa vào sự thật nào đó.
@ Cần phải thêm tưởng tượng vào cho thú vị.
@ Cho HS thảo luận nhóm để lập dàn bài cho 5 đề văn (đại diện nhóm bốc thăm đề bài)
=> Nhận xét và bổ sung dàn bài của HS.
II/- Luyện tập: