Ổn định lớ p: kiểm tra sĩ số, nề nếp I Kiểm tra bài cũ :

Một phần của tài liệu Ngữ văn 6 HKI (Trang 45 - 47)

II. Kiểm tra bài cũ :

1) Hãy kể tóm tắt ngắn gọn truyện " Sọ Dừa ". Hãy nêu ý nghĩa của truyện. 2) Trong truyện " Sọ Dừa ", em thích chi tiết nào nhất ? Vì sao ?

III. Bài mới :

Hoạt động của thầy

và trò Nội dung cần đạt @ GV đọc mẫu sau đó gọi 1 đến 2 hs đọc văn bản và chú thích () SGK. @ GV gọi hs đọc các chú thích còn lại SGK @ Căn cứ vào diễn biến của chuyện, em thử chia đoạn?

I/- Đọc và tìm hiểu chung:

1- Giải nghĩa từ khó:

2- Bố cục: 3 đoạn

Đoạn 1: từ đầu đến .... làm quận công: Đoạn 2: tiếp theo đến ... thành bọ hung. Đoạn 3: còn lại.

@ Em hãy tìm những chi tiết bình thường và khác thường về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh?

@ Qua các chi tiết đó, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì? @ Hãy kể những thử thách mà Thạch Sanh đã trãi qua? Em có nhận xét gì về tính chất của các thử thách đó?

II/- Đọc – Tìm hiểu chi tiết:

1- Nhân vật Thạch Sanh:

Những chi tiết bình thường: Thạch Sanh là con của một tốt

bụng làm nghề kiếm củi; nghèo gia tài chỉ có túp lều và lưỡi búa.

Những chi tiết khác thường:

- Thạch Sanh chính là thái tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. - Hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con.

- Người vợ mang thai mấy năm.

- Thạch Sanh được thiên thàn dạy đủ các phép thần thông võ thuật.

@ Thạch Sanh là con của người dân bình thường, nghèo khó và tốt bụng, cuộc đời chàng gắn với người lao động. Mặc khác, các chi tiết khác lạ tô đậm tính chất kỳ lạ đẹp đẽ cho nhân vật.

@ - Mồ côi sống một mình dưới gốc đa. - Đánh nhau với chằn tinh, bị Lý Thông lừa.

- Xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa, bị lấp cửa hang. - Bị bắt vào ngục do hồn đại bàng, chằn tinh báo thù. - Bị các nước chư hầu đem quân tiến đánh.

Tính chất thử thách tăng dần về mưac độ khó khăn và nguy hiểm.

@ Phẩm chất của Thạch Sanh:

@ Qua những thử thách đó. Thạch Sanh đã bộc lộ những phẩm chất gì? @ Phân tích tiếng đàn và nêu cơm đãi quân sĩ 18 nước chư hầu.

- Dũng cảm và tài năng. - Vị tha rộng lượng.

@ - Tiếng đàn của Thạch Sanh là chi tiết thần kỳ quan trọng: * Lần thứ nhất, nó làm cho công chúa khỏi câm => Thạch Sanh được giải thoát, chàng vạch mặt Lý Thông. Đó là tiếng đàn công lý tra lại công bằng cho người có công vạch mặt kẻ có tội.

* Lần thứ hai tiếng đàn cảm hóa quan 18 nước chư hầu. Chàng không dùng võ nghệ cung tên để tiêu diệt quan 18 nước mà dùng tiếng đàn. => Tiếng đàn biểu tượng cho cái thiện cho lẽ phải và sự yêu chuộng hòa bình.

- Nêu cơm thần kỳ có khả năng đặc biệt, ăn hết lại đầy. Quân 18 thua cuộc không ăn hết được. => Niêu cơm khẳng định Thạc Sanh tài giỏi phi thường, đồng thời cũng thể hiện sự rộng lượng, tinh thần nhân đạo yêu chuộng hòa bình của người dũng sĩ và của người lao động.

@ Nhân vật Lý Thông có những đặc điểm gì thể hiện qua các hành động? @ Em hãy chỉ ra sự đối lập tính cách và hành động của hai nhân vật TS và LT?

2- Nhân vật Lý Thông:

@ Lý Thông là một kẻ xấu luôn tìm cách lợi dụng người khác. Lừa Thạch Sanh đi chết thay mình

- Lừa Thạch Sanh để cướp công.

- Lý Thông nhờ Thạch Sanh cứu công chúa. Sau đó lấp cửa hang. Một lần nữa LT cướp công hãm hại TS.

Lí Thông Thạch Sanh - Lợi dụng - Lừa gạt, ám hại - Cướp công - Cảm động, chân tình - Thật thà, tin tưởng - Giúp đỡ

* Đây là đặc điểm xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích. @ Kết thúc truyện số

phận nhân vật LT và TS như thế nào? Nhân dân muốn gởi gắm điều gì qua cách kết thúc đó?

@ Gọi HS đọc phần ghi nhớ sgk.

III/- Tổng kết – Ghi nhớ:

@ - Mẹ con LT đực TS tha cho về quê làm ăn nhưng đến nửa đường bị sét đánh chết và hóa kiếp thành con bọ hung.

- Thạc Sanh lấy công chúa đánh lui 18 nước chư hầu và được vua nhường ngôi.

- Nhân dân lao muốn thể hiện công lý xã hội qua cách kết thúc đó. Kẻ lừa lọc, độc ác phải bị trừng trị. Người tài giỏi đức độ xứng đáng được phần thưởng và sự tôn vinh.

IV/- Luyện tập:

- Hai bức tranh minh họa ở trang 63 và 65 minh họa chi tiết nào trong truyện Thạch Sanh? Nếu vẽ minh họa khác em vẽ chi tiết nào? Vì sao?

Tranh ở trang 63 minh họa chi tiết TS bắn đại bàng.

Các em chọn chi tiết. Điều quan trọng là các em nhớ chi tiết và giải thích được vì sao chọn chi tiết đó, ý định thể hiện bằng tranh.

Một phần của tài liệu Ngữ văn 6 HKI (Trang 45 - 47)