dùng để nói đến bộ phận của cơ thể mà còn được dùng để nói về những đồ vật, sự vật khác nhau
@ Gọi HS đọc bài thơ trong SGK
@ Em hãy thử giải thích nghĩa của từ chân trong bài thơ đó.
@ Theo dõi các ví dụ trên bảng phụ các từ: chân núi, chân răng, chân tường.
@ Như vậy, từ chân có mấy nghĩa
@ Em hãy tìm thêm những từ khác cũng có nhiều nghĩa, và đặt câu với các nét nghĩa đó. HS đặt câu, GV ghi các câu đó lên bảng (lưu ý, GV cần phân biệt rõ có thể HS đưa ví dụ nhàm sang từ đồng âm nhưng khác nghĩa, lúc đó, GV ghi lên bảng nhưng vào một bên bảng khác)
=> chốt ý : từ chân gọi là từ có nhiều nghĩa bởi vì nó nhiều nét nghĩa khác nhau.
@ Tuy nhiên cũng có những từ chỉ có một nghĩa như : compa, kiềng ... Em hãy tìm thêm ví dụ.
@ Như vậy từ có mấy loại nghĩa?
I. Bài học :
1. Từ nhiều nghĩa :
@ Nghĩ đến cái chân của cơ thể người dùng để đi, đứng => giải nghĩa : bộ phận dưới cùng của cơ thể người dùng để đi, đứng (VD: đau chân, chân mang giày ... )
@ Là bộ phận dưới cùng của một số đồ vật có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác (VD: chân giường, chân tủ, chân đèn )
@ Là bộ phận dưới cùng của một số sự vật, tiếp giáp và bám chặt vào mặt nền.
@ Có 3 nghĩa
@ Vd: đường, mũi, chín ...
@ Tìm từ : bút, in - tơ - nét, toán học, văn học ...
@ Nhìn vào các nét nghĩa của từ chân em thấy chúng có điểm nào chung? (cho HS nhận xét lại các ví dụ mà các em đã lộn sang từ đồng âm )
@ Vậy em có nhận xét gì về các nghĩa của từ nhiều nghĩa?
nhiều nghĩa
@ Là bộ phận dưới cùng.
b) Đặc điểm của từ nhiều nghĩa : Các nét
nghĩa của từ nhiều nghĩa có một điểm chung.
Dẫn dắt: Sở dĩ một từ mà có nhiều nghĩa
như vậy là do hiện tượng chuyển nghĩa của từ .
@ Cho từ mắt, yêu cầu HS đặt câu để thấy được các nét nghĩa của nó.
@ GV nhận xét và sửa sai.
@ Từ mắt có mấy nghĩa ? Gọi là từ gì? => Trường hợp nghĩa của 1 từ thay đổi để tạo ra các nghĩa khác gọi là hiện tượng chuyển nghĩa
@ Xem lại các nghĩa của từ mắt. Em thấy nghĩa nào là nghĩa xuất hiện đầu tiên ? @ Nghĩa đó gọi là nghĩa gốc. Vậy thế nào là nghĩa gốc ?
@ Các nghĩa còn lại được ra đời trên cơ sở nghĩa gốc ban đầu. Gọi là nghĩa chuyển; Vậy Nghĩa chuyển là gì?
@ Vậy từ nhiều nghĩa có mấy loại nghĩa ? @ Trong một câu cụ thể thì từ thường được dùng mấy loại nghĩa ?
=> Tuy nhiên nhiều khi do cố ý (nhất là trong các tác phẩm văn học) người ta lại dùng từ với các nghĩa khác nhau : nghĩa chuyển có thể được hiểu theo nghĩa gốc. - Chứng minh :
+ Từ chân trong bài thơ Những cái chân được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? + Nghĩa gốc của từ chân là gì ?
+ Thế nhưng : cái kiềng ba chân nhưng chẳng bao giờ đi; võng không chân nhưng
đi khắp nước--> chân mà đi là hiểu theo
nghĩa gốc, do đó bài thơ sử dụng từ chân ở cả hai nghĩa => từ có thể được hiểu ở cả 2 nghĩa
2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ :
@ Nghĩa gốc: Bộ phận cơ thể dùng để nhìn Cô Mắt thì ngày cũng như đêm lúc nào cũng lờ đờ, thấy hai mi nặng trĩu như buồn ngủ mà không ngủ được.
Nghĩa chuyển:
+ Những quả na đã bắt đầu mở mắt.
+ Gốc bàng to quá, có những cái mắt to hơn cái gáo dừa.
@ Có 3 nghĩa, gọi là từ nhiều nghĩa.
Chuyển nghĩa: Là hiện tượng thay đổi
nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa @ Nghĩa " bộ phận của cơ thể dùng để nhìn mọi vật xung quanh"
@ Nghĩa gốc: Là nghĩa xuất hiện ban đầu làm cơ sở để hình thành nghĩa khác
@ Nghĩa chuyển: Là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.
@ Nghĩa gốc và nghĩa chuyển. @ Chỉ một nghĩa duy nhất
@ Hiểu theo nghĩa chuyển @ Là bộ phận dùng để đi, đứng
III. Luyện tập :
Bài tập 1. Tìm 3 từ chỉ bộ phận cơ thể người và kể ra một số ví dụ về sự chuyển
nghĩa của chúng:
a) mũi: mũi kim, mũi đất, mũi thuyền ... b) tay: tay súng, tay ghế, tay anh chị ... c) lưỡi: lưỡi dao, lưỡi liềm, lưỡi cày ...
Bài tập 2:
a) lá: lá phổi, lá gan .. b) quả: quả tim, quả thận ... c) bắp: bắp tay, bắp chân ... d) mép: mép lá ...
Bài tập 3.
a- Cái cuốc --> cuốc đất, cái đục --> đục gỗ, cái bào --> bào gỗ, hộp sơn -- sơn cửa ...
b- Gói bánh --> bánh gói, nắm cơm --> cơm nắm ...
Bài tập 4. Tác giả nêu 2 nghĩa của từ bụng, thiếu 1 nghĩa: phần phình to ở giữa của
một số sự vật (bụng lò, bụng bình, bụng chân ... ) + ấm bụng : nghĩa 1
+ tốt bụng : nghĩa 2 + bụng chân : nghĩa 3.