Ổn định lớ p: Kiểm tra sĩ số, nề nếp I Kiểm tra bài cũ :

Một phần của tài liệu Ngữ văn 6 HKI (Trang 28 - 30)

II. Kiểm tra bài cũ :

- Thế nào là truyền thuyết ? tóm tắt lại truyện "Sơn Tinh, Thủy Tinh" - Trong truyện có những chi tiết nào kỳ lạ - Nêu ý nghĩa của truyện.

III. Bài mới :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

@ GV yêu cầu học sinh đọc và kể. @ Đọc chú thích sgk

@ Căn cứ vào nội dung của truyện em thử chia đoạn.

I/- Đọc – Tìm hiểu chung:

1- Đọc và kể:

2- Giải nghĩa từ khó.3- Chia đoạn: 3- Chia đoạn:

Đọan 1: Từ đầu đến “...Ha ha! Một lưỡi gươm”. => Lê Thận đánh các được gươm.

Đoạn 2: “Về sau .... không còn bóng một tên giặc trên đất nước”. =>Gươm thần gặp chủ đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Đoạn 3: “Một năm sau ... hồ Hoàn Kiếm”. =>Rùa vàng đòi lại gươm.

@ GV gọi HS đọc Từ đầu đến “... không còn bóng một tên giặc trên đất nước”

@ Những chi tiết nào trong đoạn 1 của câu chuyện chứng tỏ thanh gươm kỳ lạ?

@ Những chi tiết nào tiếp tục cho ta thấy thanh gươm mà Lê Thận bắt được là thanh gươm thần kỳ?

@ Em có nhận xét gì về thanh gươm rực sáng lên và chuôi gươm cũng phát ra “ánh sáng kỳ lạ”? Điều đó có ý nghĩa gì?

II/- Đọc – tìm hiểu chi tiết:

1- Thanh gươm thần kỳ giúp đánh giặccứu nước. cứu nước.

@ - Thanh sắt bị ném hai lần vẫn chui vào lưới, và lần thứ ba, buộc ngừi đánh cá phải ngạc nhiên, soi vào ánh lửa nhận ra đó là thanh gươm.

@ - Tự nhiên sáng rực lên ở xó nhà.

- Chuôi gươm nạm ngọc cũng phát “ánh sáng lạ”.

- Đặc biệt hơn khi tra gươm (nhặt ở dưới sông) và chuôi gươm (nhặt được trên ngọn cây trong rừng) mà vẫn “vừa như in”

- Đáng chú ý hơn là hai chữ khắc trên lưỡi gươm thuận thiên, tức vừa ý trời. Người sử dụng gươm như vậy là làm theo ý trời. @ - Thanh gươm rực sáng lên không phải khi nó chui vào lưỡi gươm của Lê Thận mà đến khi nó được chủ tướng Lê Lợi xem. Sau đó chuôi gươm cũng phát sáng để Lê Lợi nhận ra và nhớ đến thanh gươm, đem giắt

@ Sức mạnh của gươm thần là nét “kỳ lạ” nhất của nó. Sức mạnh ấy được thể hiện như thế nào?

vào lưng.

- Ý nghĩa của việc tỏa sáng kỳ lạ làm cho thanh gươm thêm thiêng liêng quý báu. Mặc khác thể hiện thanh gươm đã gặp được minh chủ, báo cho minh chủ biết để sử dụng gươm vào việc lớn thuận lòng trời.

@ - Sức mạnh của gươm thần thể hiện ở chỗ chuyển bại thành thắng, biến yếu thành mạnh. Trước khi có gươm họ bỏ trốn, sau khi có gươm họ xông xáo, chủ động đi tìm giặc. trước kia họ ăn uống khổ cực nay có những kho lương của giặc họ đọat được. Gươm đã mở đường cho họ quét sạch quân xâm lược.

@ Gv gọi hs đọc “Một năm sau ... hồ Hoàn Kiếm”.

@ Long Quân đòi lại thanh gươm lúc nào? Vì sao Long Quân đòi lại gươm?

@ Có những điều kỳ lạ khi Long Quân đòi lại gươm?

2- Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm:

@ - Long Quân đòi lại thanh gươm khi đất nước ta đã bình yên- một năm sau khi đuổi giặc Minh- Gươm là vũ khí là vật báu để đánh đuỏi quân xâm lược. Nay chiến tranh không còn nên thanh gươm cần được trả. Việc đó còn có ý nghĩa nhắc nhở nhiệm vụ vhính là chăm lo xây dựng đất nước.

@ - Rùa vàng không đưa gươm trực tiếp cho Lê Lợi nhưng nay lại đến đòi. Thanh gươm được cho ở Thanh Hóa lưỡi một nơi, chuôi một nơi, mà nay lại đòi ở hồ tả Vọng. Rùa vàng có thể đứng trên mặt nước mà nói với vua, và vua thấy gươm thần tự nhiên động đậy.

@ GV nêu câu hỏi để tổng kết:

@ Em hãy nêu vắn tắt nội dung, nghệ thuật câu chuyện.

@ Gọi hs đọc ghi nhớ sgk.

III/- Tổng kết – ghi nhớ:

Câu chuyện kể lại gươm thần giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh với nhiều chi tiết kỳ lạ hấp dẫn và giải thích vì sao hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm.

Câu chuyện có nhiều chi tiết kỳ lạ nhưng lại gắn với nhân vật lịch sử và địa dsnh cụ thể càng tăng thêm giá trị nhân vạt và địa danh được nói đến.

@ GV cho hs đọc phần đọc thên để thấy rõ ý nghĩa chi tiết trao gươm thần.

@ Gv gọi ý cho hs:

IV/- Luyện tập:

- Lê Lợi không nhận cả lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc, vì như vậy giảm bớt tính chất li kỳ, vừa không thể hiện rõ tính chất toàn dân trên mọi miền đất nước.

- Việc trả gươm ở Thăng Long mở rộng ý nghĩa của câu chuyện, vừa đề cao uy tín nhà vua (làm chủ đất nước) vừa thể hiện đượ tư tưởng yêu hòa bình và cảnh giác của nhân dân ta: ở đâu cũng có thể mượn và trả gươm thần để đánh giặc

Một phần của tài liệu Ngữ văn 6 HKI (Trang 28 - 30)