Cai, đồng thời nâng cao trình độ nhận thức cho nhân dân
Năng lực quản lý nhà nước tại địa bàn khu KTCK Lào Cai là một khâu quyết định cho việc tận dụng cơ hội, lợi thế do phát triển khu KTCK mang lại có hiệu quả cao hay không. Để nâng cao năng lực quản lý nhà nước, cần có những biện pháp sau đây:
- Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thường xuyên đối với cán bộ quản lý nhà nước, đặc biệt là những nghiệp vụ có liên quan tới quan hệ quốc tế như luật pháp, xuất nhập cảnh, hải quan, kiểm dịch…
- Đầu tư trang thiết bị hiện đại để thực hiện nhiệm vụ quản lý khu KTCK một cách nhanh chóng, chính xác.
- Cần thiết thành lập một công ty phát triển cơ sở hạ tầng ở khu KTCK theo tinh thần Quyết định 100/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện thí điểm khu KTCK Lào Cai, nhằm phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại khu KTCK Lào Cai. Tuy nhiên, cần chú ý có sự phối hợp nhịp nhàng nhưng cần có sự phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng. Ban quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước, còn công ty phát triển cơ sở hạ tầng thực hiện chức năng kinh doanh trong xây dựng và dịch vụ hạ tầng cho các hoạt động kinh tế - xã hội ở khu KTCK.
Bên cạnh việc nâng cao năng lực quản lý của nhà nước, một việc thuộc lĩnh vực xã hội cần làm vì lợi ích cả trước mắt và lâu dài, có ảnh hưởng đến hiệu quả của quản lý nhà nước đối với khu KTCK Lào Cai là nâng cao trình độ dân trí. Sự hình thành, phát
triển khu KTCK Lào Cai tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giao lưu kinh tế - xã hội giữa hai tỉnh, từ đó có những tác động đến trình độ của người dân. Một mặt, nó mở rộng hiểu biết xã hội, tăng thêm kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, phát huy tinh thần tự học hỏi, sáng tạo cho đông đảo quần chúng nhân dân. Mặt khác, những hiện tượng tiêu cực như trào lưu tiêu dùng lãng phí, các tệ nạn nghiện hút, mại dâm… cũng gia tăng. Giải quyết những tiêu cực này, chỉ có thể bằng con đường nâng cao nhận thức cho người dân. Cần lưu ý rằng, nâng cao dân trí bằng con đường đào tạo, giáo dục qua trường lớp là quan trọng, song không phải là duy nhất. Chúng ta phải kết hợp với các hoạt động công cộng như chiếu phim, biểu diễn nghệ thuật, lễ hội văn hóa, tổ chức các cuộc thi có thưởng tìm hiểu lịch sử, quá trình phát triển của tỉnh, truyền thống văn hóa… nhằm tuyên truyền, phổ cập kiến thức cho nhân dân.
kết luận chương 3
Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh sự phát triển khu KTCK Lào Cai, đồng thời phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của sự phát triển khu KTCK Lào Cai đến kinh tế - xã hội của tỉnh. Các giải pháp cần được thực hiện đồng bộ, không nên coi nhẹ giải pháp nào trong quá trình thực hiện, có như vậy hiệu quả của sự phát triển khu KTCK Lào Cai mới như mong muốn, khai thác hợp lý, khoa học tiềm năng và thế mạnh của tỉnh.
Kết Luận
1. Phát triển khu KTCK Lào Cai là một yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh. Khu KTCK là mô hình kinh tế mới được thực hiện ở các tỉnh có đường biên giới từ năm 1996 đến nay, nhưng đã hứa hẹn khả năng phát triển tốt trong tương lai. Luận văn đã đi sâu phân tích, đưa ra khái niệm khu KTCK, trên cơ sở so sánh những đặc điểm khác biệt đối với loại hình khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, từ đó chỉ ra tính đặc thù của mô hình kinh tế này, cũng như những ưu thế riêng của nó để khai thác một cách có hiệu quả.
2. Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của khu KTCK trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhiều quốc gia đã phát huy tốt hiệu quả mô hình khu kinh tế này như Thái Lan, Trung Quốc, Mỹ, Canađa... trong quá trình phát triển, Việt Nam và Trung Quốc có những nét tương đồng, đặc biệt đều là hai nước phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, luận văn đã trình bày cụ thể kinh nghiệm của Trung Quốc về việc khai thác lợi thế kinh tế biên mậu để phát triển; đồng thời đưa ra kinh nghiệm phát triển khu KTCK của hai tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn - những tỉnh đầu tiên được Chính phủ cho phép thực hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách ưu đãi tại khu KTCK và đã có những thành công nhất định. Từ những kinh nghiệm đó rút ra những bài học quý giá cho việc phát triển khu KTCK Lào Cai như: Phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của khu KTCK; khai thác hợp lý những lợi thế về tự nhiên vị tí địa lý; đưa ra cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư, công nghệ, kỹ thuật từ bên ngoài; quan tâm, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng cho khu KTCK. Từ đó thúc đẩy kinh tế tỉnh Lào Cai ngày càng phát triển, trở thành vùng kinh tế động lực kéo các vùng khác cùng phát triển.
3. Để làm rõ hơn vị trí của khu KTCK Lào Cai hiện nay và tương lai, luận văn đã nêu bật thực trạng phát triển của khu KTCK Lào Cai trên mọi lĩnh vực. Thực tế cho thấy, sự phát triển của nó đã đem lại những kết quả to lớn, góp phần xây dựng tỉnh Lào Cai trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, việc phát triển khu KTCK Lào Cai là phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, cũng như khai thác tốt tiềm năng
vốn có, thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị truyền thống giữa nước Việt - Trung trong thế kỷ 21.
4. Thông qua việc khái quát lại quá trình hình thành, phát triển của khu KTCK Lào Cai từ năm 1998 đến nay, luận văn đã đi sâu phân tích tác động của khu KTCK Lào Cai đối với kinh tế - xã hội của tỉnh. Đó là những tác động đến lĩnh vực thương mại, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quá trình đô thị hóa, tăng mức sống dân cư, giáo dục, y tế. Những tác động của khu KTCK Lào Cai đến kinh tế - xã hội của tỉnh được phản ánh rất cụ thể qua số liệu thống kê các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh. Đồng thời, qua đó cũng cho thấy những tồn tại, hạn chế mà khu KTCK Lào Cai tác động đến chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội cần phải khắc phục, để khai thác tốt hơn nữa hiệu quả của mô hình kinh tế này đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng, đất nước nói chung.
5. Trên cơ sở những vấn đề lý luận chung về thực trạng hoạt động, đặc biệt là sự tác động kinh tế - xã hội của khu KTCK Lào Cai, luận văn đưa ra một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh tế mới này, phát huy những tác động tích cực của nó tới việc phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Lào Cai. Các giải pháp được đưa ra cần có sự thực hiện đồng bộ, nhất quán nhằm mang lại hiệu quả cao. Hơn nữa đây là nội dung vừa mới, vừa khó nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự góp ý của các thầy cô và đồng nghiệp để tác giả luận văn tiếp thu và hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu sau này.
những công trình liên quan đến luận văn đã được công bố
1. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2005), "Bước phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai",
danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (2005), Báo cáo công tác quản lý khu
kinh tế cửa khẩu năm 2004. phương hướng nhiệm vụ năm 2005, Lào Cai.
2. Ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai (2005), Báo cáo hoạt động của khu kinh
tế cửa khẩu Lào Cai 6 tháng đầu năm 2005, Lào Cai.
3. Ban Tuyên giáo Thị ủy Móng Cái (2004), Đề cương tuyên truyền 50 năm tiếp quản
thị xã Móng Cái (1954 - 2004) và đón nhận danh hiệu "Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới", Móng Cái.
4. Đỗ Đức Bình (Chủ biên) (2004), Giáo trình kinh tế quốc tế, Nxb Lao động xã hội, Hà
Nội.
5. Bruce Gilley (2001), "Trung Quốc - biên giới nội địa và việc gia nhập WTO", Sự kiện
và nhân vật nước ngoài, (10), tr. 7-9.
6. Chu Văn Cấp (Chủ biên) (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Chính phủ (1998), Quyết định số 100/1998/QĐ-TTg ngày 26-5 của Thủ tướng Chính phủ
về việc áp dụng thí điểm một số chính sách tại một số khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lào Cai, Hà Nội.
8. Chủ nghĩa xã hội và kinh tế thị trường. Kinh nghiệm của Trung Quốc, kinh nghiệm
của Việt Nam (2003), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Cục Hải Quan Lào Cai (2001), Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu theo loại
hình, Lào Cai.
10. Cục Hải quan Lào Cai (2001), Báo cáo thống kê hàng nhập khẩu, Lào Cai.
12. Cục Hải quan Lào Cai (2002), Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu theo loại
hình.
13. Cục Hải quan Lào Cai (2002), Báo cáo thống kê hàng nhập khẩu, Lào Cai.
14. Cục Hải quan Lào Cai (2002), Báo cáo thống kê hàng xuất khẩu, Lào Cai.
15. Cục Hải quan Lào Cai (2003), Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu theo loại
hình.
16. Cục Hải quan Lào Cai (2003), Báo cáo thống kê hàng nhập khẩu, Lào Cai.
17. Cục Hải quan Lào Cai (2003), Báo cáo thống kê hàng xuất khẩu, Lào Cai.
18. Cục Hải quan Lào Cai (2004), Báo cáo tổng hợp kim ngạch xuất nhập khẩu theo loại
hình.
19. Cục Hải quan Lào Cai (2004), Báo cáo thống kê hàng nhập khẩu, Lào Cai.
20. Cục Hải quan Lào Cai (2004), Báo cáo thống kê hàng xuất khẩu, Lào Cai.
21. Cục Hải quan Lào Cai (2005), Báo cáo về việc dự kiến kế hoạch thu ngân sách nhà
nước qua hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Lào Cai.
22. Cục Thống kê tỉnh Lào Cai (2004), Niên giám thống kê 2003 tỉnh Lào Cai, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
23. Cục Thống kê Lào Cai (2005), Báo cáo sơ bộ hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ
yếu tỉnh Lào Cai thời kỳ 2001 - 2005, Lào Cai.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Trịnh Tất Đạt (Chủ biên) (2002), Tác động kinh tế - xã hội của mở cửa biên giới,
Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. N.H (2005), "Lào Cai phát huy lợi thế thu hút đầu tư", Kinh tế Việt Nam, (20), tr. 12.
30. Châu Thị Hải (2001), "Tác động của buôn bán biên giới Việt - Trung tới quá trình đô
thị hóa trong thời kỳ mở cửa", Nghiên cứu Đông á, (15), tr. 30-36.
31. H.L (2005), "Kinh tế cửa khẩu: Thế mạnh của Lào Cai", Kinh tế Việt Nam, (20), tr.
13.
32. Nguyễn Văn Lịch (2005), Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh -
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
33. Phạm Văn Linh (Chủ biên) (1999), Quan hệ kinh tế - thương mại cửa khẩu biên giới
Việt - Trung với việc phát triển kinh tế hàng hóa các tỉnh vùng núi phía bắc, Nxb thống kê, Hà Nội.
34. Phạm Văn Linh (2001), Các khu kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung và tác động
của nó tới sự phát triển kinh tế hàng hóa ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
35. Nguyễn Thị Hồng Minh (2005), Chính sách kinh tế biên mậu Trung Quốc và thực
trạng quan hệ mậu dịch biên giới Việt - Trung, Luận văn cử nhân kinh tế ngoại
thương, Trường Đại học Ngoại thương.
36. Ngô Phong (2004), "Động lực mới trong quan hệ, phát triển kinh tế thương mại Việt
Nam - Trung Quốc", Báo thương mại, tr. 4.
37. Phạm Thái Quốc (2003), "Đàm phán gia nhập WTO của Trung Quốc và bài học cho
38. Đỗ Tiến Sâm (2003), "Chiến lược phát triển miền Tây của Trung Quốc và triển vọng
hợp tác giữa các tỉnh miền Bắc, miền Nam với miền Tây Trung Quốc", Nghiên
cứu Trung Quốc, (5), tr .3-9.
39. Sở Thương mại và Du lịch Lào Cai (2002), Du lịch Lào Cai, Chế bản tại Công ty Mỹ
thuật ứng dụng ái Mỹ, Hà Nội.
40. Sở Thương mại và Du lịch Lào Cai (2004), Báo cáo thương mại Việt Nam - Trung
Quốc qua cửa khẩu Lào Cai năm 2000 - 2003, Lào Cai.
41. Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Lào Cai (2005), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án phát
triển kinh tế cửa khẩu Lào Cai giai đoạn 2001-2005 và một số nhiệm vụ chủ
yếu giai đoạn 2006-2010, Lào Cai.
42. Nguyễn Bắc Sơn (2003), "Lào Cai - Hà Khẩu hôm nay và ngày mai", Du lịch Việt
Nam, (9) , tr. 15.
43. Nguyễn Thế Tăng (1997), Quá trình mở cửa đối ngoại của Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
44. Lê Tuấn Thanh (2004), "Buôn bán qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc và một số
nhận xét về những điều kiện phát triển buôn bán qua biên giới giữa hai nước",
Nghiên cứu Trung Quốc, (4), tr. 41-52.
45. Tỉnh ủy Lào Cai (2002), Bảy chương trình công tác trọng tâm với các đề án, kế
hoạch thực hiện chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng - xã hội và phát triển công nghiệp, Lào Cai.
46. Tỉnh ủy Lào Cai (2002), Bảy chương trình công tác trọng tâm với các đề án, kế
hoạch thực hiện chương trình phát triển văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ, môi trường và xã hội, Lào Cai.
47. Tỉnh ủy Lào Cai (2002), Bảy chương trình công tác trọng tâm với các đề án, kế
48. Tỉnh ủy Lào Cai (2002), Bảy chương trình công tác trọng tâm với các đề án, kế
hoạch thực hiện chương trình khai thác khu vực kinh tế cửa khẩu và du lịch, Lào Cai.
49. Tỉnh ủy Lào Cai (2002), Bảy chương trình công tác trọng tâm với các đề án, kế
hoạch thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và ổn định đời
sống nhân dân, Lào Cai.
50. Tỉnh ủy Lào Cai (2003), Báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại
hội Đảng bộ tỉnh khóa XII nhiệm kỳ 200-2005, Lào Cai.
51. Tỉnh ủy Lào Cai (2005), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế đối
ngoại giai đoạn 2001-2005 và định hướng đến 2010, Lào Cai.
52. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Trung
Quốc (2001), Quan hệ kinh tế - văn hóa Việt Nam - Trung Quốc. Hiện trạng và
triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
53. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (2002), Quan hệ Việt Nam - Trung
Quốc. Nhìn lại 10 năm và triển vọng, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.