Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho khu KTCK Lào Ca

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 111 - 113)

Đây phải xem là khâu đột phá để đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại giữa tỉnh Lào Cai và Vân Nam - Trung Quốc. Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng vật chất kỹ thuật, có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh tế thương mại ở tất cả các khu KTCK, không chỉ riêng tỉnh Lào Cai, vì các khu KTCK Việt - Trung thường có địa hình phức tạp, xa các thành phố lớn và các trung tâm kinh tế của đất nước. Cho nên, việc phát triển cơ sở hạ tầng của các khu KTCK càng trở nên cấp thiết. Kinh nghiệm của Trung Quốc những năm qua là luôn chuẩn bị cho cơ sở hạ tầng ở các khu vực KTCK tốt hơn nước ta,

do đó luôn tạo được thế chủ động trong kinh doanh biên giới, góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế ở các tỉnh có cửa khẩu với Việt Nam. Riêng thị xã Bằng Tường có cửa khẩu Hữu Nghị với nước ta, từ năm 1992 - 1996 đã đầu tư hơn 700 triệu NDT cho xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện nước... Còn thực tế, chúng ta cũng đã bị thua thiệt nhiều trong cạnh tranh kinh doanh với Trung Quốc, một trong những nguyên nhân là do là còn yếu kém về cơ sở hạ tầng. Ví dụ, vì thiếu thông tin kinh tế và thiếu hiểu biết về công nghệ một số loại hàng hóa, Việt Nam đã mua dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng của Trung Quốc (loại công nghệ từ lâu nước bạn đã hạn chế sử dụng). Mặc dù chi phí ban đầu cho nhà máy xi măng lò đứng thấp hơn lò quay 1,5 - 2 lần, song năng suất lại thấp hơn 4 - 5 lần, do đó, giá thành cao, sức cạnh tranh kém.

Đối với Lào Cai, quá trình phát triển khu KTCK phải áp dụng các chính sách ưu đãi để thúc đẩy buôn bán biên giới, đồng thời phải được tạo điều kiện để thu hút các nguồn lực đầu tư bên ngoài. Trước đây, khu KTCK Lào Cai có hạ tầng kém phát triển nên rất khó thu hút đầu tư từ bên ngoài, nhưng sau gần khu KTCK 10 năm phát triển, cơ sở hạ tầng đã được nâng lên thì phải tính đến việc thu hút các nguồn lực đầu tư vì hoạt động này có hiệu quả cao hơn nhiều so với buôn bán qua biên giới. Mặt khác, cơ sở hạ tầng phát triển sẽ thúc đẩy hoạt động biên mậu, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh trong quá trình hội nhập.

Về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tỉnh cần phát triển đồng bộ hệ thống giao thông nội tỉnh có liên quan đến sự phát triển khu KTCK. Công việc này không chỉ trông chờ vào ngân sách Trung ương mà UBND tỉnh cần dùng cả ngân sách địa phương và có chính sách huy động vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Về bưu chính viễn thông, các dịch vụ thông tin, tỉnh cần cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các tổng đài, mạng lưới thông tin ở các cửa khẩu, các khu du lịch đảm bảo nhu cầu thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế. Xây dựng các trung tâm thông tin kinh tế, thương mại, dịch vụ nhằm cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về thị trường trong nước, thị trường Trung Quốc, quốc tế. Đẩy mạnh việc cáp quang hóa mạng viễn thông trong tỉnh, tăng cường sử dụng thông tin vệ tinh, mở rộng mạng lưới thông tin công cộng quốc gia đến từng cửa khẩu, từng cụm xã biên giới

Hơn nữa, cuối năm 2005 Việt Nam sẽ gia nhập WTO, trong bối cảnh như vậy tỉnh Lào Cai cần có chính sách phát triển kinh tế phù hợp, trong đó có việc tiếp tục hoàn thiện mô hình khu KTCK, thành lập các khu thương mại nằm trong khu KTCK Lào Cai theo hướng áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc biệt như:

+ Khu thương mại hoạt động và quản lý theo cơ chế khu bảo thuế. Hàng hóa mua bán trong khu thương mại chưa phải chịu thuế, chỉ khi xuất ra khỏi khu thương mại mới chịu thuế theo quy định của mỗ nước.

+ Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào khu thương mại được miễn thuế nhập khẩu + Hàng hóa sản xuất, gia công tái chế, lắp ráp tại khu thương mại khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.

+ Hàng hóa sản xuất, gia công tái chế, lắp ráp tại khu thương mại có sử dụng nguyên liệu, linh kiện của nước ngoài khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nước ngoài cấu thành trong sản phẩm đó.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 111 - 113)