Một số giải pháp chủ yếu 1 Công tác quy hoạch

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 99 - 101)

3.2.1. Công tác quy hoạch

* Đối với khu vực KTCK thành phố Lào Cai

Về phạm vi: Xúc tiến quy hoạch chi tiết, mở rộng phạm vi quy hoạch thêm trên cơ sở có tính đến toàn bộ khu thành phố Lào Cai hiện tại sẽ đảm nhận chức năng là khu KTCK sau năm 2005.

Về điều chỉnh, phân khu chức năng: Tỉnh sẽ tiến hành rà soát, điều chỉnh sao cho phù hợp với diện tích, vị trí, quy mô, mục đích. Triển khai nhanh chóng quy hoạch chi tiết một số khu vực, đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ giữa các khu vực trong khu KTCK và giữa khu KTCK với khu mới của thành phố để phát huy hiệu quả cao, thuận lợi cho các hoạt động trong khu vực KTCK. Cụ thể như sau:

- Khu vực cửa khẩu quốc tế Lào Cai được điều chỉnh theo hướng hiện đại, văn minh, đảm bảo trong đó dành riêng một quỹ đất cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước thuê để đầu tư xây dựng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch… gồm các hạng mục như trung tâm thương mại, bãi kiểm hóa, kho hàng, khu du lịch đền Thượng.

- Khu Phố Mới - Vạn Hòa bao gồm các hạng mục: ga quốc tế, bãi hàng, bến xe, chợ khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Khu Duyên Hải - Đồng Tuyển: Tập trung vào lối mở Kim Thành. Quy hoạch xây dựng thành khu thương mại đặc biệt (có chính sách ưu đãi đặc biệt về thuế, các loại hình sản xuất kinh doanh) với diện tích 300 - 350 ha. Trong đó có chợ biên giới và dành riêng cho các nhà đầu tư thuê đất đầu tư cho các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí có thưởng, có khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư sản xuất. Mục tiêu của khu này là phải đảm bảo được tính thông thoáng, hiện đại, văn minh. Đồng thời, để khai thác tốt khu kinh tế Kim Thành, trong thời gian tới sẽ xây dựng cầu qua sông Hồng tại khu vực Kim Thành (phía Lào Cai) và Thương Thành (phía Hà Khẩu - Trung Quốc) nhằm đáp ứng việc giao lưu, trao đổi hàng hóa về mùa mưa lũ.

- Khu Kim Tân là trung tâm văn hóa thể thao, hội thảo và du lịch của khu KTCK. Tại đây, từng bước điều chỉnh, sắp xếp lại các cơ quan để di chuyển địa điểm về khu hành chính mới của tỉnh và dành các trụ sở cho các đơn vị thuê cải tạo thành khách sạn, cửa hàng, văn phòng đại diện.

* Đối với lối mở Na Mo, trước mắt vẫn giữ nguyên mô hình như hiện tại, vì các

hoạt động cũng như nguồn thu tại lối mở này không nhiều.

* Đối với cửa khẩu quốc gia Mường Khương - Kiều Đầu, do tính chất đặc thù là

chỉ có các lực lượng thực hiện nhiệm vụ như Hải quan, Biên phòng, thuế… đóng tại cửa khẩu, ngoài ra không có dân cư và các cơ quan hành chính, xí nghiệp. Và tương xứng với phía Trung Quốc tại khu cửa khẩu này cũng chưa đầu tư nhiều (mới xây dựng 1 trợ cấp 4 và trạm kiểm soát Biên phòng). Đồng thời, về mặt bằng quỹ đất tại cửa khẩu dành cho việc xây dựng kho hàng, bến bãi, chợ đều hạn chế, nếu có đầu tư thì chi phí rất lớn. Do vậy, trong những năm tới tỉnh sẽ tiền hành quy hoạch, điều chỉnh trung tâm huyện lỵ Mường Khương theo hướng dịch chuyển các cơ sở hạ tầng phục vụ qua cửa khẩu về phía gần trung tâm xã Mường Khương. Tại đây, tỉnh sẽ tiến hành xây dựng bến bãi, kho hàng, các cơ sở dịch vụ nhằm thu hút hoạt động kinh doanh của nhiều thành phần kinh tế, nhiều vùng của Mường Khương như Bản Lầu, Bản Sen.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của sự phát triển khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai đến đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh pptx (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)